Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÁ NHÂN



PHÂN LOẠI TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ 

LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

I.                   KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
Là những dụng cụ phương tiện được trang bị để bảo vệ người lao động khi làm việc hay thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện môi trường có các yếu tố nguy hiểm, độc hại. 
II.               THIẾT BỊ DỤNG CỤ BHLĐ
1.  Trang thiết bị bảo vệ mắt gồm 2 loại
-          - Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn phải
-          - Loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi các tia năng lượng 
 
2. Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: 
-          - Mục đích: tránh hơi độc, khí độc, các loại bụi trong không khí.
-          - Loại này thường là các bình thở, mặt nạ, khẩu trang… tùy theo điều kiện lao động để chọn ra trang bị bảo hộ thích 

 
3. Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác: 
-         -  Mục đích: ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác người lao động.
-          - Loại trang bị này thường là: 
             - Nút bịt tai: đặt ngay trong ống lỗ tai, khi chọn loại nút bịt tai thích hợp tạp âm sẽ được ngăn cản khá nhiều.
       -Tai nghe chống ồn: che kín cả phần quanh tai, dùng khi tác động tiếng ồn trên 120Dba. 
4. Trang bị phương tiện bảo vệ đầu:
Tùy theo yêu cầu bảo vệ là chống chấn thương cơ học, chống cuốn tóc, hoặc các tia năng lượng mà có các loại bảo vệ các nhau. Ngoài yêu cầu bảo vệ được đầu khỏi tác động xấu của điều kiện lao đông nói trên, các loại mũ còn phải đạt yêu cầu chung là nhẹ và thông gió tốt trong khoảng không gian giữa mũ và đẩu. 
 
5. Trang bị phương tiện bảo vệ chân và tay:
- Bảo vệ chân: thường dùng ủng hoặc giày: chống hóa chất, chống trơn trượt, chống đinh, cách điện, chống ẩm ướt… 
 -  Bảo vệ tay: các loại găng tay len, găng cao su, găng cách điện… yêu cầu phòng chống cũng tương tự như bảo vệ chân. 















 









Bảo vệ thân thể người lao động khỏi nhiệt, tia năng lượng, hóa chất, kim loại nóng chảy bắn phải và cả trường hợp áp suất thấp hoặc cao hơn bình thường. 
-          - Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu (nhiệt độ quá cao hay quá thấp, áp suất, tiếng ồn, rung chuyển, bức xạ, … vượt quá giới hạn cho phép).
-          - Tiếp xúc với hóa chất độc hại (hơi, khói, khí, hạt dạng hóa chất lỏng, rắn, bụi có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da, tiêu hóa).
-          - Tiếp xúc với yếu tố sinh vật, vi trùng độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu ( virus, vi khuẩn độc hại, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm…).
Khi người lao động phải làm việc trong điều kiện tư thế bất lợi ( chật chội, trên cao, trong hầm lò, trên sông nước, rừng rậm,…). 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét