Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

ĐÔI NÉT CƠ BẢN VỀ GĂNG TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG


Trong sản xuất ở bất kì ngành nào, bàn tay luôn là công cụ trực tiếp chạm tới dụng cụ, máy móc và trực tiếp làm ra thành phẩm. Do đó bàn tay là bộ phận gặp rủi ro cao nhất có nguy cơ bị cắt đứt bởi dao hay các chi tiết sắc bén, trầy xước, rủi ro điện giật, nhiễm trùng, dị ứng do tiếp xúc hóa chất độc hại, đâm phải vật nhọn,… Trước vấn đề này, một đôi găng tay bảo hộ lao động đúng loại, đúng giá và chất lượng tốt chính là giải pháp hữu hiệu cho bạn.

Các nhà sản xuất ngày nay nghiên cứu và cho ra rất nhiều loại găng tay bảo hộ lao động khác nhau. Đa dạng từ chất liệu, xuất xứ cho đến kiểu dáng và công dụng. Căn cứ vào mục đích chuyện dụng của găng tay bảo hộ lao động, có thể phân ra bảy loại cơ bản nhất, trong đó bao gồm:




Nhu cầu sử dụng cao trong sản xuất ở các phòng sạch: sản xuất linh kiện điện tử, y tế, mỹ phẩm, dược, chế biến thực phẩm, may mặc…


Rất cần thiết trong công việc lắp ráp và sản xuất máy móc, dây dẫn, sản xuất kính, xây dựng, kim loại, điện tử…
Phổ biến: TAKUMI MAX-GRIP SG730, TAKUMI SG777, Safety Jogger Shield, Ansell 70-225, Ansell 70-340, UVEX HELIX C500 & RS 750, UVEX G016, Kevlar GV015, Davis-HONEYWell…


Là loại găng tay ESD dùng trong môi trường làm việc tĩnh điện
Phổ biến: găng tay vải sọc, găng tay phủ PU, găng tay ESD có hạt hoặc không hạt…




Loại này thường khá dày và phản xạ lại nhiệt trong các ngành công nghiệp hàn cắt, khoan, đúc, luyện kim, xây dựng…
Phổ biến: găng tay JANGJUNG, Ansell 43-216, POLROK PK800, POLROK PK820, Blue Eagle Al145, Amiang GTCN-VN-02 (China), Delta Plus, …


Chất liệu là Nitrile hay Butyl có đặc tính chống Ozon ăn mòn, chống acid, nên được dùng trong các ngành công nghiệp hóa chất, lọc khí hóa dầu và môi trường dung môi Clo hóa…
Phổ biến: Ansell 4701 các loại, SHOWA 720 (Nhật), găng tay Nitrile, Neoprene, Proline GWC-01 đến GWC-04,…



Bảo hộ làm việc hiệu quả trong các kho lạnh (chế biến thủy sản, chế biến trái cây đông lạnh)…
Phổ biến: ENKERR 7601, Hepworths, găng tay chống lạnh đặc biệt AGS1, găng tay Memphis...




Giảm nguy cơ mắc các hội chứng cánh tay rung (HAVS) và hội chứng ống cổ tay do phải tiếp xúc với các thiết bị điện rung (máy khoan, máy cắt, ngành khai thác mỏ, khai thác gỗ và công việc bảo trì…) làm gián đoạn lưu thông máu đến bàn tay và các ngón tay gây tổn thương các dây thần kinh và gây tê, cảm giác ngứa ran, đau, trắng trên đầu ngón tay và giảm tính di động trong tay và ngón tay.
Phổ biến: găng tay HTISL, RINGER ROUGHNECK TEFLOC, …


Để đáp ứng từng mục đích sử dụng như trên, găng tay được sản xuất từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Ví dụ: găng tay cao su phủ Nitrile ngăn tiếp xúc với hóa chất, găng tay len chống trơn dùng mang vác, găng tay vải giảm khả năng phóng điện cơ thể, găng tay da chịu nhiệt khi hàn kim loại hay cắt thủy tinh. Găng tay chịu nhiệt gồm găng tay cứu hỏa, găng tay chậm cháy, găng tay da hàn. Hơn nữa độ dày, kích thước màu sắc và chất lượng các nhà sản xuất đưa ra rất đa dạng để có thể tương thích nhất và mang lại sự bảo vệ tối ưu cho người lao động.
Hiện nay hầu hết các sản phẩm găng tay bảo hộ lao động đều tuân thủ tiêu chuẩn EN khắt khe của Châu Âu nhằm cung cấp cho người lao động những giải pháp bảo vệ tối ưu. Phổ biến nhất dành cho găng tay bảo hộ là tiêu chuẩn CE EN 388CE EN 420.
CE EN 388 : 2003 là tiêu chuẩn dành cho loại găng tay có khả năng bảo vệ hoàn hảo khỏi các rủi ro cơ học, chúng được đánh giá thông qua 4 chỉ số:

















Trong đó:


KIỂM ĐỊNH
CẤP ĐỘ BẢO VỆ
1
2
3
4
Chống mài mòn (Vòng)  (Abrasion resistance)
100
500
2000
8000
Chống cắt (Lượt)           (Blade cut resistance)
Chống xé rách (Newton)     (Tear resistance)
10
25
50
75
Chống đâm xuyên (Newton) 
(Punture resistance)
20
60
100
150

      CE EN 420 : 2003  là tiêu chuẩn trong cách chế tạo găng tay, sự phù hợp với công việc, sự vừa vặn linh hoạt và mức độ tiện dụng. Cụ thể:
  • ·         Bản thân đôi găng tay không gây tổn thương cho người mang.
  • ·         Độ pH càng trung tính càng tốt, găng tay da có độ pH tốt nhất từ 3.5 – 9.5
  • ·         Hàm lượng chromium (Cr(VI)) cao nhất 3mg/ kg.
  • ·         Chất liệu an toàn không gây dị ứng da tay ( tốt nhất là Nitrile hoặc da PU).
  • ·         Kích thước theo thang đo chung Châu Âu, ví dụ như chiều dài tối thiểu
      Ngoài ra, còn nhiều tiêu chuẩn chung chuyên môn hơn cho các loại găng tay đặc thù (ví dụ: mức chịu nhiệt chống cháy EN 407, chống hóa chất và vi trùng EN 374…). Để tìm hiểu sâu hơn về các lạo tiêu chuẩn găng tay, bạn có thể truy cập trang tiêu chuẩn EU:
(http://www.guide.eu/en/info/EN/en407.html).

           Bên cạnh đó các nhà sản xuất cũng quan tâm đến tiêu chuẩn tổ chức ASTM (Mỹ), trong đó đáng lưu ý là:

ASTM D6319, D6124 hàm lượng bột và D5712 hàm lượng Protein trong găng tay y tế
ASTM D4670 trong găng tay cao su 
ASTM D3790 cho da nói chung và găng tay da nói riêng
VÍ DỤ GĂNG TAY CAO SU:
  1. Độ kín nước (Water-tightness of rubber gloves ) ASTM D 5151
  2. Kích thước găng tay cao su khám bệnh sử dụng 1 lần (Dimensions of single-use rubber examination gloves) ASTM D 3578 
  3. Kích thước găng tay cao su phẫu thuật vô trùng sử dụng 1 lần (Dimensions of single-use sterile surgical rubber gloves) ASTM D 3577  
       Tiêu chuẩn của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng VN và ISO. Ví dụ: 
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6344:2007 (ISO 10282:2002) về Găng tay cao su phẫu thuật vô khuẩn sử dụng một lần. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008, ISO 13485:2003 và ISO 22000:2005
    Hãy liên hệ để chúng tôi tư vấn cho bạn lựa chọn loại găng tay phù hợp nhất nhé.


CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO DỘNG PHÚ THÀNH

Địa chỉ: 901 Hồng Bàng, P.9, Quận 6, TP Hồ Chí Minh
Điện Thoại: 0839 608 158
Hotline: 0901 381 113
Skype: bichtran2702
http://bienbaolaodong.com/
http://phuthanhsafety.bizz.vn/