Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN KÍNH BẢO HỘ

Không chỉ với con người mà đối với bất kì sinh vật nào, đôi mắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Đôi mắt giúp con người cảm nhận về thế giới quan một cách rõ ràng, sinh động, giúp quá trình lao động, vui chơi, giải trí của con người diễn ra một cách thuận tiện và thú vị hơn. Đối với sinh vật, đôi mắt giúp chúng di chuyển, kiếm mồi, phòng vệ,…
Vì vậy, tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt là rất cần thiết. Trong quá trình lao động và sản xuất, sẽ có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến đôi mắt của chúng ta. Việc lựa chọn kính bảo hộ không phù hợp cũng là nguyên nhân rất quan trọng.
Hôm nay, Phú Thành Safety sẽ giới thiệu đến các bạn cách lựa chọn kính bảo hộ sao cho phù hợp nhất, tốt nhất cho người lao động. Hiện nay, có 2 loại kính thông dụng: kính lọc sáng và kính không lọc sáng. 
* Kính lọc sáng: làm giảm các tia bức xạ: tia tử ngoại, tia hồng ngoại.... đến ngưỡng an toàn.
* Kính không lọc sáng: là kính không lọc được các nguồn sáng nói trên
Ngoài ra, việc lựa chọn kính bảo hộ còn phụ thuộc vào môi trường tiếp xúc, yếu tố nguy hại:
* Chất rắn: bụi, hạt, mảnh rắn
Về Mắt kính: Chỉ cần chọn loại không lọc sáng
Về Gọng kính: Cần xác định hướng vật gây hại: 
- Phía trước: Dùng loại kính bảo hộ thông thường.
- Phía bên hông: Chọn kính có tấm chắn ở hông.
- Phía sau: Nên chọn kính ôm quanh mắt.
Kính phải đạt chuẩn ANSI Z87.1, có tác động chống cơ học cao, khi vỡ không tan thành nhiều mảnh.
* Chất lỏng: 
Về Mắt kính: Chỉ cần chọn loại không lọc sáng, làm bằng chất liệu polycarbonat
Về Gọng kính: Cần chọn loại toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt, chất lỏng không thể vào được, thân kính phải có lỗ thông hơi gián tiếp.
* Khí hơi:
Về Mắt kính: Chỉ cần chọn loại không lọc sáng, làm bằng chất liệu polycarbonat
Về Gọng kính: Cần chọn loại kín thít, ngăn cách hoàn toàn giữa môi trường và mắt.
* Ánh sáng bức xạ:
Cần phải xác định được tia bức xạ gây hại, căn cứ vào mã số của kính theo bảng dưới đây bạn sẽ dễ dàng chọn được loại kính phù hợp.
Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: (08).39.608.158









Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN GĂNG TAY PHÙ HỢP

Găng tay là phương tiện bảo hộ giúp bảo vệ cổ tay, bàn tay và các ngón tay khỏi các rủi ro trong lao đông gây ảnh hường đến tay cũng như sức khỏe người lao động. Các sản phẩm này hầu như không bị giới hạn về mặt ứng dụng và có thể được sử dụng trong cả lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Các tính năng của găng tay được quyết định chính bởi nguyên vật liệu và thiết kế làm ra chiếc găng tay đó.
Sản phẩm này có thể bảo vệ người sử dụng khỏi những nguy cơ nghề nghiệp hoặc những rủi ro khi tham gia các hoạt động sản xuất. Găng tay được sản xuất theo nhiều kích cỡ phổ biến, vì vậy hãy lựa chọn size găng tay vừa vặn sẽ tạo cho người sử dụng cảm giác thật tay, an toàn và dễ chịu. Nhiều loại găng tay bao tới tận cổ tay hoặc dạng ống tay… tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Mỗi loại Găng tay thường phục vụ cho từng công việc cụ thể, việc sử dụng găng tay không nên nằm ngoài những khuyến cáo của nhà sản xuất. 
Hiên nay, trên thị trường có rất nhiều loại găng tay đáp ứng được yêu cầu của từng môi trường làm việc: Găng tay chịu nhiệt, găng tay chống cắt, găng tay chống cháy, găng tay chống rung, găng tay phòng sạch, phòng lạnh, găng tay chống hóa chất, găng tay công nghiệp.....
Vì vậy để lựa chọn được sản phẩm găng tay phù hợp là một trong những yêu cầu rất cần thiết. Hôm nay, Phú Thành sẽ giới thiệu đến Quý Khách Hàng cách lựa chọn sản phẩm găng tay sao cho phù hợp nhất.
Là phương tiện tốt nhất để bảo vệ người sử dụng khỏi bị đâm hoặc cắt. Loại găng tay này được dùng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, các hoạt động làm việc liên quan đến gỗ, các tình huống có nguy cơ bị đâm hoặc xiên cao, máy cắt. Được làm bằng các sợi thép không gỉ được kết nối với nhau. Da hoặc vải có thể được bổ sung nhằm tăng thêm cảm giác thoải mái và sự kết nối.





2. Găng tay chống cháy:

Là phương tiện hỗ trợ có độ bền cao, chịu lửa, chịu nhiệt, chống thấm nước hiệu quả chuyên dùng cho các hoạt động chữa cháy. Cấu trúc lửa và các dạng chất cháy là hoàn toàn khác nhau trong xây dựng, do đó cần bổ sung vào các thiết kế về cấu trúc găng tay tính năng chống va đập và tăng cường sự linh hoạt. Chữa cháy hóa chất yêu cầu sử dụng găng tay tráng nhôm (Proximity gloves), một loại găng tay có khả năng chịu được nhiệt độ cao (1.500° F). Găng tay cứu hỏa thường được làm bằng da, nhưng có thể lót hoặc chèn thêm bông hoặc sợi Nomex®, hoặc có thể thêm hai lớp với sợi Kevlar hoặc có hai lớp ở lòng bàn tay. Găng tay tráng nhôm (Proximity gloves) được làm bằng vật liệu có phủ nhôm.


được thiết kế phục vụ việc xử lý an toàn hóa chất, bao gồm cả các axit và bazơ nguy hiểm. Một lượng lớn các nguyên liệu có thể dùng làm găng tay nhưng sau đó trở nên giòn, cứng, rít, nứt hoặc yếu đi khi có sự xuất hiện của một số chất nhất định. Có các mức khác nhau về độ dày và mặt phẳng hoàn thiện. Loại găng tay này có thể dùng một lần rồi bỏ. Bao gồm, nhưng không giới hạn về các hợp chất đồng nhất/ không đồng nhất của: butyl, vải bông, polyester, cao su tổng hợp neoprene, nitrile, fluorelastimer, cao su, latex, PVA, PVC, vinyl, và viton.

4. Găng tay phòng sạch:

thích hợp cho môi trường phòng thí nghiệm và môi trường vô trùng. Được thiết kế vừa tay, giúp người lao động có thể thao tác dễ dàng. Loại găng tay này giúp bảo vệ bàn tay người lao động khỏi các loại hóa chất/ chống chầy xước đồng thời cũng giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm. Loại găng tay này chỉ dùng một lần. Thành phần nguyên liệu sản xuất bao gồm: nitrile, cao su tổng hợp neoprene, mủ cao su, tri-polymer, hoặc polymer nitrile  tổng hợp.




5. Găng tay y tế:

là găng tay dùng một lần, với chức năng như một rào cản rủi ro sinh học giữa người chăm sóc và người bệnh. Loại găng tay này không phục vụ mục đích sử dụng nào khác ngoại trừ giúp thao tác khéo léo và ngăn thấm nước. Găng tay cấp cứu ít tinh xảo hơn găng tay phẫu thuật. Chủ yếu làm bằng vật liệu latex, ngoài ra còn có nitrile, cao su, nhựa vinyl, và cao su tổng hợp neoprene. Phấn làm từ bột ngô đôi khi được dùng để giữ cho găng tay mềm hơn.



được sử dụng khi làm việc trong các môi trường có điện áp, giúp phòng ngừa giật điện, ánh sáng  hồ quang và luồng hồ quang. Loại găng tay này đã được thử nghiệm điện áp và có thể giúp chống mài mòn. Tất cả găng tay điện đều được làm bằng cao su tự nhiên. Có thể kết hợp thêm da để tăng sự thoải mái và chống rách.





7.  Găng tay chống rung:

là loại phương tiện được dùng để bảo vệ bàn tay của người lao động khi sử dụng các dụng cụ hay dao động như khoan búa hoặc các loại khoan thông thường, đồng thời cũng tập trung vào khả năng chống bị đâm, xiên. Chủ yếu bao gồm da, polyester, nylon, polymer, spandex, hoặc vải bông. Lòng bàn tay của găng tay có lớp đệm giảm rung làm bằng da, gel hoặc lót thêm cao su xốp.





8. Găng tay chịu nhiệt:

bảo vệ tối ưu người sử dụng làm việc trong các quy trình sản xuất công nghiệp có khả năng tiếp xúc phần tay gần ngọn lửa hoặc tia lửa. Loại găng tay này thường không bền bằng găng tay cứu hỏa, và được dùng trong các công việc ít nặng nhọc hơn và cũng có tính năng chống va đập. Nguyên liệu phổ biến được dùng là da, sợi carbon, Nomex®, và Goretex®. Găng tay có thể được lót thêm xốp hoặc bông.




9. Găng tay gia dụng:

Được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, cắt cỏ..Chất liệu: bằng len, vải bố, cao su....

Trên đây là những thông tin về công dụng của từng loại găng tay, Quý KH hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua găng tay để đảm bảo tính an toàn cũng như chất lượng sản phẩm nhé
Mọi thắc mắc xin liên hệ: (08).39.608.158
phuthanhsafety.bizz.vn







BIỂN BÁO

Công ty TNHH ATLD Phú Thành chuyên sản xuất các loại biển báo, phù hợp với môi trường sản xuất, đáp ứng yêu cầu KH về thiết kế cũng như nội dung các biển báo.

Biển báo sử dụng trong các công trường nhắc nhở người lao động phải trang bị đầy đủ các trang bảo hộ cá  nhân, đảm bảo an toàn tại nơi làm việc.


Trụ biển báo hình nhân, vừa làm biển giao thông nội bộ hoặc trong các phân xưởng yêu cầu dừng xe hoặc không được đi qua. Có thể sử dụng ngoài trời, nơi có gió. Đế được đúc bê tông 5 - 7 Kg.

Với Chất liệu: Mica, ALU, Foamex, Tole, Bạt Hiflex, Decal....với giá thành khác nhau, tùy thuộc vào môi trường làm việc lựa chọn chất liệu khác nhau.
Để biết được thông tin cụ thể nhất vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: (08).39.608.158 hoặc truy cập website: bienbaolaodong.com || phuthanhsafety.bizz.vn

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

SỬ DỤNG HÓA CHẤT AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE TẠI NƠI LÀM VIỆC

Kể từ năm 2003, tổ chức lao động thế giới ILO quyết định chọn ngày 28/4 hằng năm là ngày an toàn và sức khỏe lao động thế giới nhằm tuyên truyền việc phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên toàn cầu.


Chủ đề của Ngày Thế giới 2014 về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc: "An toàn và sức khỏe trong sử dụng hóa chất tại nơi làm việc ". Hóa chất là chìa khóa cho cuộc sống hiện đại và sẽ tiếp tục được sản xuất và sử dụng tại nơi làm việc. Với sự nỗ lực phối hợp đồng thời của hàng loạt quốc gia, nhiều tổ chức chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, và nhiều doanh nghiệp sản xuất hóa chất để đảm bảo sự cân bằng thích hợp giữa lợi ích của việc sử dụng hóa chất và các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các tác động tiềm ẩn có hại đến sức khỏe người lao động, nơi làm việc, cộng đồng và môi trường.

Việc sản xuất và sử dụng hoá chất tại nơi làm việc trên toàn thế giới là một trong những thách thức lớn nhất đối với các chương trình bảo vệ nơi làm việc. Hoá chất có vai trò quan trọng đối với đời sống; những lợi ích của chúng là rất to lớn và đã được ghi nhận, từ hoá chất trừ sâu để nâng cao chất lượng trong sản xuất thực phẩm, dược phẩm để chữa bệnh đến các sản phẩm tẩy rửa để làm vệ sinh… hoá chất là yếu tố thiết yếu cho cuộc sống lành mạnh và tiện nghi hiện đại. Hoá chất còn là cấu thành cơ bản của các ngành sản xuất công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống. Tuy nhiên kiểm soát sự tiếp xúc với hoá chất tại nơi làm việc cũng như hạn chế sự phát tán của chúng vào môi trường là nhiệm vụ mà mọi quốc gia, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) phải chiến đấu không ngừng nghỉ.

Điều tạo ra sự nan giải chính là các rủi ro gắn với việc tiếp xúc với hoá chất. Hoá chất trừ sâu giúp cho cây trồng tăng năng suất nhưng lại có ảnh hưởng xấu lên NLĐ trong quá trình sản xuất và sử dụng, trên cánh đồng hoặc tiếp xúc với hoá chất dư thừa. Dư thừa thuốc trừ sâu trong sản xuất và sử dụng còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái kéo dài nhiều năm trời sau khi sử dụng. Dược phẩm cứu chữa người bệnh có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ NLĐ do tiếp xúc trong quá trình sản xuất thuốc hoặc quản lý chúng. Các chất tẩy rửa làm cho môi trường sống được sạch sẽ, vệ sinh nhưng cũng làm cho NLĐ tiếp xúc bị ảnh hưởng xấu trong cả quá trình sản xuất cũng như tiếp xúc hành ngày. Hoá chất gây ra các ảnh hưởng xấu trong phạm vi rất rộng, từ các yếu tố gây ung thư đến các nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm môi trường, ví dụ đầu độc các loài thuỷ sinh. Nhiều vụ cháy nổ và các thảm hoạ môi trường do quản lý hoá chất không tốt.

Trong nhiều năm qua, trong lĩnh vực ATVSLĐ đã có rất nhiều nghiên cứu về an toàn hoá chất được thực hiện. Mặc dù đã có nhiều thành tựu đạt được trong việc quản lý hoá chất, nhiều quốc gia, NSDLĐ và NLĐ cũng có nhiều nỗ lực để hạn chế các ảnh hưởng xấu của chúng, cả ở cấp độ quốc gia và khu vực nhưng chừng đó chưa đủ. Các sự cố vẫn tiếp tục xảy ra và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và môi trường. NLĐ, những người tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất độc hại phải có quyền được làm việc trong môi trường an toàn và sạch sẽ – họ cần phải được thông tin, huấn luyện và bảo vệ.
Cần phải có sự liên kết toàn cầu đối với các tiến bộ khoa học và công nghệ, sự phát triển trong sản xuất hoá chất và sự thay đổi trong tổ chức công việc. Tương tự, cần phát triển các công cụ mới để các thông tin về các tính nguy hại của hoá chất cũng như các biện pháp phòng ngừa luôn có sẵn; các cách thức tổ chức và sử dụng thông tin sao cho có tính hệ thống để sử dụng hoá chất tại nơi làm việc một cách an toàn.




NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC SỬ DỤNG PPE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Khi người lao động vi phạm về PPE, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Trong quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, PPE được xem là giải pháp kiểm soát cuối cùng sau các giải pháp kiểm soát về mặt kỹ thuật và hành chính. Lý do là các giải pháp kiểm soát kỹ thuật giải quyết trực tiếp các mối nguy và khả năng thất bại là ít nhất, vì thế đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.
Các giải pháp kiểm soát hành chính thông thường là lựa chọn tiếp theo, tuy nhiên giải pháp này không kiểm soát được mối nguy tại nguồn giống như giải pháp kỹ thuật. Thay vào đó giải pháp này phụ thuộc vào việc công nhân tương tác an toàn với mối nguy, nên có khả năng thất bại nếu người lao động không tuân thủ các quy tắc an toàn tại nơi làm việc.
Một trong những điểm thất bại trong giải pháp kiểm soát PPE thường là cách sử dụng PPE của người lao động. Người lao động thường mắc nhiều lỗi nghiêm trọng về việc bảo quản, sử dụng và thay thế PPE.
Sau đây là một số lỗi mà người lao động thường mắc phải khi sử dụng PPE:
1. Sử dụng nón bảo hộ: Một viên gạch rơi trúng đầu người công nhân, nhưng nhờ mũ bảo hộ hấp thu lực tác động nên người công nhân đó không bị sao. Người công nhân đó tuyên bố chiếc mũ bảo hộ này là “thiên thần hộ mệnh” của mình và mang nó hằng ngày. 
Mỗi cái nón có giá trị sử dụng, hạn sử dụng riêng của nó. Sau mỗi lần có va chạm chúng ta nên thay nón mới để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như sức khỏe người lao động.

2. Sử dụng găng tay bảo hộ:
Một người giám sát có công nhân được giao trách nhiệm sử dụng mỗi ngày một đôi găng tăng bảo vệ hóa chất dùng một lần, quyết định tiết kiệm tiền cho bộ phận của mình bằng cách bảo các công nhân sử dụng một đôi găng tay một tuần trước khi thay nó. 

Đối với găng tay chống hóa chất chúng ta chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất để không ảnh hưởng đến da tay cũng như sức khỏe người sử dụng.

3. Sử dụng bịt tai chống ồn:
 Người lao động lấy nút bịt tai bằng bọt ra để nói chuyện với người khác, sau đó xoắn nút bịt tai bằng tay bẩn và nhét lại vào trong tai. Vào cuối ngày, họ lại bỏ nút nhét tại vào bên trong mũ bảo hộ và sử dụng lại vào ngày làm việc tiếp theo.
Người lao động nhét nút bịt tai bị nhiễm bẩn vào lại trong tai sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bị dị ứng hay nhiễm khuẩn tai. Nút nhét tai bị nhiễm bẩn nên được vệ sinh hoặc thay thế.

4. Sử dụng dây đai an toàn: Một công nhân sử dụng dây đeo an toàn nhưng lại đeo lỏng lẽo dây đai. Như vậy dây đai không có tác dụng bảo vệ an toàn người lao động khi làm việc trên cao.

5. Sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp nhưng lại để râu quai nón.
6. Sử dụng quần áo chống hóa chất:
Một số công nhân sử dụng quần áo chống hóa chất trong 1 lần thì thấy hiệu quả nên họ tiếp tục tái sử dụng chúng. Những đồ bảo hộ chống hóa chất chúng ta chỉ nên sử dụng 1 lần để phát huy hiệu quả tốt nhất.



7. Sử dụng giày bảo hộ:
Người lao động trong môi trường sản xuất công nghiệp nặng nhưng lại chọn giày bảo hộ bình thường, không có lót thép.


Những công nhân này đã sai khi không thay thế PPE khi cần thiết. Người lao động không thể an toàn nếu không sử dụng hay bảo quản thiết bị PPE của họ hợp lý và tất nhiên sẽ không được an toàn nếu không thay thế những thiết bị cũ. Người lao động nên thay thế phương tiện bảo hộ của mình.

* Mỗi ca làm việc, nếu đó là loại dùng một lần: Nút tai chống ồn, găng tay, quần áo chống hóa chất, khẩu trang loại dùng một lần nên được thải bỏ sau khi sử dụng. Chúng không được thiết kế để giặt lại hay sử dụng lại nên sẽ bị mất hiệu quả khi sử dụng lại. Đảm bảo rằng các công nhân hiểu được những loại bảo hộ này phải được loại bỏ và thay thế.
* Bất cứ khi nào có dấu hiệu hao mòn, hư hỏng mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó. Bạn cần phải đào tạo công nhân để nhận ra dấu hiệu khi nào thiết bị bị hao mòn hay hư hỏng và cần được thay thế.
* Theo lịch trình, những loại thiết bị có thể sử dụng lại nên được thay thế trước khi hết vòng đời sử dụng của nó. Một số loại găng tay bảo vệ hóa chất, phin lọc độc, và một số loại bảo hộ khác có thể được sử dụng nhiều lần nhưng phải được thay thế trước khi có mất đi hiệu quả bảo vệ.  Lịch trình thay đổi là một cách để quản lý vấn đề này. Đảm bảo người lao động hiểu được lý do và sự cần thiết của lịch trình thay đổi.
* Sau một lần bảo vệ: Mũ bảo hộ, cũng như dây đeo an toàn là ví dụ – chúng có thể được sử dụng liên tục cho đến khi chúng phát huy vai trò bảo vệ như hấp thụ va đập,  giữ được công nhân bị rơi. Sau khi phát huy vai trò bảo vệ chúng phải được thay thế.
Vì sức khỏe, tính mạng của mỗi người lao động chúng ta nên tự trang bị kiến thức cơ bản cũng như những nhà phân phối uy tín 

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

CÁC BƯỚC SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU (P1)

Các tai nạn thường gặp trong cuộc sống nếu biết cách sơ cấp cứu ban đầu có thể hạn chế các tổn thương, thậm chí có thể cứu sống người bị nạn. Mỗi cá nhân chúng ta nên tự trang bị kiến thức sơ cấp cứu ban đầu.
Trong cuộc sống hằng ngày, môi trường làm việc có rất nhiều tai nạn  nghề nghiệp xảy ra, chúng ta phải biết cách xử lý chúng để tránh những tổn thương gây ra. Một số kỹ năng sơ cấp cứu cần trang bị như sau:
* Bỏng:
Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn, nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...
Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý trong những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để giúp đỡ nạn nhân tốt nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện trường an toàn cho người cấp cứu và nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...
Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở, chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần nhanh chóng uống bù nước.
Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí bỏng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng, nguyên nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng. Công tác sơ cứu cần tiến hành tuần tự các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
Bước 2: Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng 30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng ban đầu. Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do đó nguyên tắc quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương các nốt phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất nhờn lên chỗ bỏng. Nếu bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị vật ra khỏi chỗ bỏng.

* Vết thương chảy máu:
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt, các vật sắc nhọn đâm vào da, phần mềm, xương bị gãy đâm ra ngoài làm rách da, phần mềm, rách, đứt mạch máu, dập nát chân tay...
Khi bị chấn thương này thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da, phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi, lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.
Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền nhiễm từ bệnh nhân nếu có).
- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.
- Băng ép trực tiếp tại vết thương.
- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.
- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.
- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.
- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:
- Không rút dị vật.
- Mang găng tay.
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.
- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận chuyển bằng xe máy).
Trong quá trình sơ cứu không nên: làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu; không nên vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số trường hợp bất khả kháng, chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi hiện trường không an toàn; không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
* Bong gân trật khớp:
Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông, thể thao..., bộ phận bị thương có những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.
Các bước sơ cứu bong gân như sau:
- Hạn chế cử động chỗ bong gân.
- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
- Chườm đá vùng tổn thương
- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng hơn.
- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
Đối với tai nạn trật khớp:
- Không cử động khớp bị trật.
- Chườm lạnh vùng tổn thương.
- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính thân người làm trụ.
- Vật cố định nâng đỡ cho tay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Cần lưu ý: Không nên thoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.
* Say nắng:
Chứng say nắng xảy ra khi hoạt động trong môi trường quá nóng khiến cơ thể mất nước do nhiều mồ hôi. Khi thải mồ hôi không còn đủ khả năng thải nhiệt, thân nhiệt sẽ tăng lên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, cơ thể sẽ mất nước nặng dẫn đến rối loạn các cơ quan, đặc biệt là não.
Một trong những nguyên nhân khác khiến thân nhiệt tăng còn do sự bay hơi của mồ hôi bị cản trở khiến việc điều hòa thân nhiệt bị cản trở. Nguyên nhân do quần áo được may bằng vải không thấm nước hoặc độ ẩm của môi trường quá cao.
Biểu hiện: thân nhiệt cao 39-40 độ C, mặt đỏ, da khô, môi và lưỡi rộp, tụt huyết áp. Tình trạng rối loạn ý thức cũng có thể xảy ra khiến bệnh nhân ngất, hôn mê, co giật. Một số người say nắng nặng còn có thể chảy máu não do tổn thương thần kinh trung ương mà nguyên nhân là do bức xạ mặt trời chiếu vào đầu.
Việc đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân say nắng là đưa người bệnh vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt áo quần. Dùng khăn dấp nước mát đắp lên người bệnh nhân, tập trung ở các vị trí như trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Phải dấp nước liên tục không để khăn nóng lên. Trong trường hợp bệnh nhân nóng hơn 40 độ C, cần dùng nước dội liên tục. Chườm đá cũng là việc có thể làm bởi đá có thể làm nhiệt độ hạ nhanh, tuy nhiên lại làm co mạch ngoài da. Chính vì thế nếu chườm thì phải thay đổi vị trí.
Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, sau đó bù nước và các chất điện giải bằng cách cho uống nước có pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước) hoặc uống dung dịch oresol cho đến khi hết khát.
Người bệnh cần được chuyển đi bệnh viện khi xử trí ban đầu không có kết quả hoặc có biểu hiện co giật, hôn mê, rối loạn ý thức. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, tự uống được, hoặc sau chườm lạnh thấy nhiệt độ cơ thể hạ xuống, thì tiếp tục điều trị tại chỗ và theo dõi.

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

QUẦN ÁO CHỐNG HÓA CHẤT MICROCHEM

MICROGARD 2000:
- Bộ quần áo chống hóa chất, sơn, vi sinh, loại áo liền quần, sử dụng một lần. Không Silicon phù hợp các công việc liên quan đến phun sơn, khả năng chống tĩnh điện phù hợp sử dụng trong các khu vực tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. 
- Ứng dụng: Sản xuất dược phẩm, đóng & sửa chữa tàu, sản xuất ô tô, thủy tinh, nông nghiệp, dịch vụ thú y và vệ sinh dịch tể, kiểm soát động vật.
- Được làm bằng 2 lớp sợi tổng hợp cho độ thông thoáng và không bị nóng.
- Chống lại hóa chất, dung môi lỏng và lọc hơn 99% bụi ở dạng hạt có kích thước đến 1.0 micron.
- Tiêu chuẩn: EN468; EN14605; EN ISO 13982-1(&2); EN13034; EN14126; EN1073-2; ISO/9073; EN1149-1
Nhà sản xuất: Microgard

MICROGARD 2500:
- Bộ quần áo chống hóa chất Microgard® 2500 PLUS đạt được mức độ bảo vệ cao nhât theo tiêu chuẩn EN14126: 2003 cho màng chắn để ngăn cản các chất ô nhiễm.
Dùng trong các ứng dụng:
- Các khu vực bị nhiễm do Virus
- Dịch cúm gia cầm
- Các trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC)
- Quá trình khử độc
- Phun hóa chất độc hại mức độ thấp
- Các trường hợp khẩn cấp (Cứu thương)
- Các cơ sở Thú y - Phun sơn Công nghiệp
- Tiêu chuẩn: EN14605; EN13034; EN1073-2; EN14126; EN1149-1Nhà sản xuất: Microgard

MICROCHEM 3000:
- Hệ thống dây kéo khóa đôi đảm bảo ngăn chất lỏng thấm vào bên trong.
- Thiết kế tay áo 2 lớp giúp bảo vệ tốt hơn, kết hợp hiệu quả với găng tay chống hóa chất.
- Tay áo bên trong ôm sát cổ tay làm tăng cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Mũ trùm đầu được thiết kế vừa vặn với khuôn mặt và mặt nạ thở. Các đường nối được gia cố chắc chắn, ngăn các tác nhân gây hại thấm vào trong.
- Ứng dụng: sản xuất, vận chuyển, sử dụng hóa chất và các cchất thải nguy hại; dọn dẹp môi trường, xử lý hoặc hoạt động trong môi trường hóa chất...
- Nhà sản xuất: 
Microgard

MICROCHEM 4000:
- Bộ quần áo chống hóa chất Microchem® 4000 với thiết kế 5 lớp độc đáo nổi tiếng cho dòng sản phẩm mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái và một màng chắn các hóa chất vô cơ và hữu cơ. 
- Hệ thống 2 khóa kéo giúp đảm bảo không cho chất lỏng thâm nhập.- Thiết kế hai cổ tay giúp kết nối với găng tay được chặt hơn để chống hóa chất lỏng thâm nhập.- Ống tay bên trong gắn chặt cổ tay cho người mang cảm giác thoải mái- Mũ được thiết kế vừa với hầu hết các loại mặt nạ phòng độc.- Các đường nối được hàn bằng sóng siêu âm. Tiêu chuẩn: EN374-3; EN369; EN ISO 6529; EN14605 (Type 3 & Type 4); EN13982-1; EN14126; EN1073-2; EN1149-1Nhà sản xuất: Microgard

MICROCHEM 5000:
MICROCHEM® 5000 đạt đến cấp độ mới hơn trong việc chống hóa chất và được thiết kế để bảo vệ. Được cấu tạo bới nhiều lớp vải với độ nhận thấy cao, chắc chắn, bền, thích hợp cho các công nhân làm việc trong các môi trường cực kỳ nguy hiểm. Bao gồm cả đội phản ứng với các Nguyên Liệu Độc Hại (HAZMAT).
Tiêu chuẩn: EN1149-1Nhà sản xuất: Microgard
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0839.608.158
Liên kết với chúng tôi theo địa chỉ sau:
Facebook: Biển Báo An Toàn Lao Động Phú Thành
Google Plus: Bien Bao Lao Dong

Website: bienbaolaodong.com & phuthanhsafety.bizz.vn