Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

QUY TRÌNH THỰC HIỆN LOG OUT - TAG OUT

Hiện nay, các công việc bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy móc liên quan đến nguồn năng lượng vẫn tồn đọng những tai nạn rủi ro nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến là thiếu ý thức về việc thực hiện  quy trình Log Out - Tag Out ( LOTO). Dẫn đến những tai nạn chết người gây thiệt hại về người và vật chất. Người sử dụng cần được trang bị đầy đủ kiến thức liên quan đến quy trình cô lập, cách ly, cách thức sử dụng, điều kiện sử dụng các quá trình đó.



Hôm nay, Phú Thành sẽ hướng dẫn các bạn từng bước thực hiện quy trình khóa cách ly cô lập LOTO như sau:

1. Khi phát hiện máy móc bị hư hỏng hoặc đến thời gian bảo trì thì thợ vận hành máy móc phải thông báo cho kỹ sư khu vực lên kế hoạch thông báo việc sửa chữa và bảo trì.



2. Sau đó,thợ vận hành cần xác định dang năng lượng còn tồn trữ hiển thị ngay trên bảng cảnh báo.


3. Tiếp theo sẽ xác định các loại phương tiện sẽ được sử dụng để cách ly cô lập. Các phương tiện phải luôn để sẵn sàng ngay tại thiết bị.



4. Xác định vị trí dạng năng lượng cần được cô lập, hiển thị ngay trên thiết bị.


5. Kiểm tra đảm bảo năng lượng tồn phải được xả trước khi được cô lập. Kỹ sư khu vực hướng dẫn thợ vận hành phương pháp xả nhanh nhất có thể.


6. Kiểm tra và thử lại xem còn năng lượng tồn không. Bước này quan trọng. Sau đó tiến hành ghi xác nhận vào thẻ cô lập.



7. Cuối cùng tiến hành khóa cách ly và thực hiện thẻ cô lập.



Để cần thêm thông tin về sản phẩm hay cần tìm hiểu thêm về Safety Lock thì liên hệ ngay nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Skype: bichtran2702
Phone: 0901.381.113


Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

GIÀY BẢO HỘ TRONG NƯỚC

Phú Thành Safety chuyên cung cấp các sản phẩm giày bảo hộ trong và ngoài nước. Nhiều KH vẫn chưa lựa chọn được mẫu giày phù hợp với nhu cầu công việc, giá thành sản phẩm thì Phú Thành Safety sẽ đưa ra chi tiết từng sản phẩm để KH dễ dàng lựa chọn hơn.

Trong phần này Phú Thành Safety sẽ cung cấp các sản phẩm giày bảo hộ trong nước trước. Chất lượng sản phẩm đi từ cao đến thấp.

GIÀY SAMI


- Đế làm bằng chất liệu cao su nitrile, có khả năng chống dầu nhớt, acid, hóa chất, trơn trượt, chống mài mòn, giảm sốc.
- Mũi giày, đế giày lót thép chống va đập, đè nặng, đâm xuyên.
- Lót thép tăng cường lớp EVA chống gãy đồng thời tăng độ êm khi di chuyển.
- Thân giày làm bằng chất liệu da trâu/da bò.
- Giày gia công trên hệ thống công nghệ may lập trình, nên tiết giảm chi phí nhân công và có điều kiện tập trung cho chất lượng, mẫu mã, thiết kế đồng thời giảm mạnh về giá thành.
- Sản xuất tại Việt nam theo Dây chuyền & Công nghệ Nhật Bản
- Chứng nhận kiểm định của Trung tâm Quatest 3 đạt các thông số kỹ thuật theo yêu cầu đối với giày BHLĐ chất lượng cao.

GIÀY EDH



- 100% da với độ dày 1,5mm trở lên:
- Phần mũi giày được làm từ da trâu loại 1
- Phần hậu được làm từ da trâu phổ thông
- Đế PVC chống dầu có độ đàn hồi và bám dính tốt


- Chất liệu: Da tổng hợp 
- Đế PVC
- Mũi giày, đế giày lót thép chống đinh



GIÀY VIGICO

Được hợp tác bới Ý và Việt Nam, sảm xuất theo công nghệ hiện đại nhất. Có chứng nhận của Trung tâm Quatest 1. Có rất nhiều mẫu mã để KH lựa chọn.






Da mặt giày làm từ da cao cấp chuyên xuất khẩu qua Ấn Độ cho thử đốt lửa sẽ không biến dạng chứng minh đó là da thật. 
Đế giày không có hiện tượng gãy đế, tróc keo, không nứt gãy khi gặp nước hoặc khi vận động liên tục. Vì được những nhà sản xuất Cao su đế hàng đầu ở Việt Nam sản xuất ra đế giày bảo hộ lao động. Nhà xuất đế giày chúng tôi chọn đã và đang sản xuất ron cửa cho hãng xe Mercedes-Benz.
Có chứng nhận của trung tâm Quatest 3 -Trung tâm đo lường chất lượng với các tiêu chuẩn và chỉ số đã được xác định rõ:
- Gai giày được làm bằng cao su tổng hợp, gai to và bề mặt tiếp xúc lớn giúp chống trượt cao.
- Trang bị lưỡi thép lót bao phủ diện tích đế giày.
- Mũi sắt được gia công cơ khí chính xác, có viền chống cắt vào đế khi va đập.




Giày bảo Liên cơ do công ty Liên Cơ sản xuất, đế có chữ Liên cơ, đế Ironsteel chịu dầu, axit, chịu nhiệt độ cao.

Phú Thành Safety cung cấp đa dạng mẫu mã giày khác nhau. Giá thành hợp lý. Mọi chi tiết xin liên hệ: 0901.381.113 để được tư vấn nhé.
Skype: bichtran2702
Email: bichttn.phuthanh@gmail.com
Ms.Bích: 0901.381.113









Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

BẢO HỘ NGÀNH HÀN ( WELDING SAFETY )

 Dựa vào tình hình hiện tại, bên cạnh việc dự báo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong một vài năm tới, nếu Việt Nam không nghĩ ra phương pháp đúng lúc và tích cực cũng như cải thiện các điều kiện làm việc để ngăn chặn sự gia tăng của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, những nguy cơ đó sẽ xảy ra trong phạm vi cả nước, chứ không còn giới hạn trong một doanh nghiệp…”, ông Lee Joon Hea, chuyên gia của Cơ quan An toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc (KOSHA) chia sẻ trong chuyến làm việc mới đây tại Việt Nam.



Hiện nay, công nghệ hàn cắt kim loại đang được phát triển rộng rãi đặc biệt trong ngành chế tạo máy, xây dựng cầu đường, các bình chứa công nghiệp.

Vậy Hàn là gì? Hôm nay, Phú Thành sẽ đi sâu vào ngành Hàn, những mối nguy hại xung quanh ngành công nghiệp này cũng như những biện pháp cần tránh, khắc phục hậu quả của nó để lại.



Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều chi tiết kim loại thành một mà không thể tháo rời được, bằng cách đun nóng chúng tại vùng tiếp xúc đến trạng thái nóng chảy hay biến dẻo, sau đó dùng áp lực (hoặc không dùng áp lực) ép chi tiết hàn dính chặt với nhau.
 -  Khi hàn nóng chảy, công nghệ hàn làm kim loại bị nóng chảy, sau đó kết tinh lại hoàn toàn, tạo thành mối hàn.
 -  Khi hàn áp lực, kim loại được nung đến trạng thái dẻo, sau đó được ép để tạo nên mối liên kết kim loại và tăng khả năng thẩm thấu, khuyếch tán của các phần tử vật chất giữa hai mặt chi tiết liên kết chặt với nhau tạo thành mối hàn.
Những mối nguy hiểm mà người lao động gặp phải khi hàn kim loại:

1. Mối nguy từ điện

Khi hàn nóng chảy, nguồn điện hàn được sử dụng thường có điện áp không tải Uo = 45 - 80V (dòng một chiều), 55 - 75V (dòng xoay chiều). Riêng với cắt plasma, điện áp này có thể lên đến 180 - 20 V. Vì vậy máy hàn phải bao gồm thiểt bị tự động ngắt dòng hàn trong thời gian không quá 0,5 giây sau khi ngắt hồ quang.




2. Mối nguy từ mảnh vụn kim loại bắn ra

Khi hàn hồ quang, các giọt kim loại nóng chảy bắn tóe có thể có nhiệt độ lên đến 1800 °C, làm cháy thủng quần áo từ bất kỳ loại sợi nào. Để bảo vệ chống lại các giọt bắn tóe như vậy, cần sử dụng quần áo dài bằng vải bạt dày (áo không cho vào trong quần), đeo găng tay da, tạp dề da, đi giày bằng da dày đế cao su.



3. 
Mối nguy từ việc nhiễm khí độc và bụi từ kim loại hàn

Nhiệt độ cao của hồ quang khiến một phần dây hàn, vỏ bọc que hàn và thuốc hàn chuyển sang trạng thái hơi. Các hơi này, khi vào không khí sẽ ngưng tụ và biến thành bụi mù và có thể lan tỏa tới đường hô hấp của thợ hàn. Đây chính là mối nguy hiểm chủ yếu về an toàn lao động đối với nghề thợ hàn. Lượng bụi trong vùng thở của thợ hàn phụ thuộc chủ yếu vào loại quá trình hàn và loại kim loại cơ bản, cũng như vào loại kết cấu. Thành phần hóa học của bụi khói hàn phụ thuộc vào loại quá trình hàn, loại kim loại cơ bản và loại vật liệu hàn. Nguy hiểm nhất đối với sức khỏe thợ hàn là bụi mù mangan vì ngộ độc mangan có thể gây tổn thương lâu dài hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ngộ độc cấp tính hơi kẽm và chì có thể gây nên sốt cao.



Khi Hàn chúng ta phải chú ý đến những đặc điểm sau:
 -  Hồ quang hàn điện: có nhiệt độ cao, bức xạ mạnh; kim loại hàn chảy lỏng bắn toé – dễ gây cháy bỏng da, đau mắt. Vì vậy người lao động cần trang bị kính bảo hộ, mặt nạ hàn... để giảm những nguy cơ trên, nên để những chất có thể dễ gây cháy nổ – những vật dễ bắt lửa cách xa nơi hàn.
 -  Môi trường làm việc của thợ hàn phải thoáng mát, có quạt thông gió. -  Hàn điện và hàn hơi ở các vị trí khó khăn, những nơi kín ( trong đường ống, thùng kín, nơi chật chội, nhà kín, …) phải thông gió tránh trúng độc hơi hàn, có người canh chừng. Vật hàn phải cạo sạch sơn ( nhất là sơn có pha chì) trước khi đem hàn, lau sạch dầu mỡ, cạo sạch tối thiểu 50mm hai bên đường hàn. Nữ công nhân có bệnh tim, phổi không được hàn trong các vùng kín.
 -  Các bình chứa chất dễ cháy nổ phải súc sạch và mở nắp trước khi hàn. Các vật chịu áp lực đang chứa hơi nén, chất lỏng cao áp, … tuyệt đối không được hàn.  
 -  Khi hàn trên cao phải đeo dây an toàn bảo hiểm. Khi cắt các dầm xà, phải buộc chặt phần cắt, tránh để rơi xuống gây tai nạn.

Người lao động cần trang bị những kỹ năng cơ bản nhất về ngành hàn cũng như những trang thiết bị cần thiết nhất khi tham gia công việc hàn. Người lao động cần trang bị những trang thiết bị đạt các yêu cầu sau:
-  Bảo vệ mắt, mặt:  phải đạt tiêu chuẩn ANSI Z87.1968. Theo OSHA  29 CFR 1910.252 thì yêu cầu như sau: "Helmets and hand shields shall protect the face, forehead, neck and ears to a vertical line in back of the ears, from the arc direct radiant energy, and weld splatter."
-  Bảo vệ cơ thể: Theo ANSI Z49.1.88 Hàn và cắt , quần áo bảo hộ thích hợp cho bất kỳ hàn và cắt hoạt động sẽ khác nhau với chất kích thước và vị trí của công việc phải được thực hiện. Quần áo phải cung cấp đầy đủ bảo hiểm và được làm bằng vật liệu phù hợp để giảm thiểu da bỏng do tia lửa, bắn tung tóe hoặc bức xạ. bao gồm tất cả các bộ phận của cơ thể được khuyến khích để bảo vệ chống lại tia cực tím và hồng ngoại đốt đèn flash ray. Nên sử dụng những bộ quần áo tối màu, đơn giản, gọn gàng. Tránh những chất liệu dễ bắt cháy. Nên sử dụng thêm tạp dề da.
-  Bảo vệ tay: Nên mang bao tay da hàn, chịu nhiệt.
-  Bảo vệ chân: Nên mang giày da có mũi thép, đế thép để tránh những thanh sắt có thể rơi xuống chân, đế giày nên làm bằng cao su để cách điện.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm xin vui lòng truy cập website: http://bienbaolaodong.com/
Hoặc liên hệ Ms.Bích: 0901.381.113 để được tư vấn về sản phẩm nhé.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

GĂNG TAY SILICON

Phú Thành chuyên nhập khẩu và phân phối găng tay Silicon chịu nhiệt. Giá thành cạnh tranh nhất. Hôm nay, Phú Thành sẽ giới thiệu đến Quý Khách Hàng thông tin chi tiết mô tả sản phẩm găng tay Silicon.



Găng tay này được làm 100% silicon
Material: 100% silicone




Nhiệt độ chịu được từ - 40 độ đến 230 độ C
Silicon gloves Temperature range: withstand - 40 to 230 C



Size: S, M, L, XL Dễ dàng lựa chọn size theo kích cỡ tay bạn



Trọng lượng 171 - 200 gram.
Weight: 171 ~ 200 gram


Tiêu chuẩn mà găng tay silicon đạt được: CE / EU, FDA, LFGB, SGS. FDA là chứng nhận dùng được trong thực phẩm.



Găng tay Silicon không hề thấm nước,có thể giặt rửa 1 cách dễ dàng. Thao tác nhanh nhẹn, giúp công việc nướng của bạn hoàn thiện nhanh chóng. Găng tay có nhiều vân tạo độ bám dính cao, thoải mái thao tác.

Hãy liên hệ với chúng tôi để có được những sản phẩm tốt nhất, giá thành cạnh tranh nhất cùng với những ưu đãi bất ngờ nhé.

Skype: bichtran2702
Mobi: 0901.381.113



Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOCKOUT - TAGOUT ( LOTO)

Lợi thế khi sử dụng LOTO như thế nào và Làm thế nào để sử dụng nó thì 9 điều dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về LOTO nhé.
1. Khi có nhu cầu ngừng sửa chữa - bảo trì do hư hỏng hay bảo trì định kỳ, nhân viên vận hành có nhiệm vụ thông báo cho nhóm an toàn lập phiếu cách ly - cô lập thiết bị theo quy trình Thẻ TagOut.


2. Tắt nguồn cô lập các thiết bị/dụng cụ/máy móc có liên quan.


3. Xác định nguồn năng lượng tồn trữ và loại bỏ (điện/hóa chất tồn dư/khí gas phát sinh..).
- Trước khi tiến hành cách ly-cô lập phải xác định, định dạng các nguồn năng lượng mà thiết bị đang sử dụng, nhằm xác định và thấu hiểu các mối nguy về năng lượng (như điện năng, thế năng, nhiệt năng…), qua đó có các biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan.
- Phải xác định được các dạng và nguồn năng lượng tồn trữ liên quan (tụ điện, lò xo, các bộ phận nghiêng, bánh răng, dầu áp lực, khí nén, khí đốt, khí độc, hơi nước...).
- Trong trường hợp hệ thống phức tạp và được cung cấp bởi nhiều nguồn năng lượng hoặc tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, thì nhất thiết phải tiến hành lập quy trình và bảng kiểm tra riêng nhằm thống kê đầy đủ số lượng và vị trí cần tiến hành công tác cách ly và cô lập, cũng như xác định vị trí và chủng loại khóa/ thẻ cần phải sử dụng.
-  Xả bỏ các nguồn điện (cắt công tắc), hóa chất tồn dư trong đường ống, khí gas dư trong bồn chứa/tank...
-  Kiểm tra lại chắn chắn đã loại bỏ các năng lượng tồn dư.


4. Xác định loại phương tiện để khóa cách ly- cô lập.
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để khóa cô lập-cách ly các nguồn điện như khóa CB, khóa ổ cắm, khóa công tắc..., khóa van (valve) (gồm khóa van bướm, khóa van bi, khóa van gạt) , khóa vô lăng, khóa (Lock Out-Tag Out).
5. Xác định vị trí để khóa cách ly- cô lập.
Ghi chú các điểm cần thực hiện khóa cô lập (tốt nhất là khóa cô lập đầu vào và đầu ra của thiết bị, nếu thiết bị có hai lần khóa (khóa CB và khóa tổng) thì khóa cả hai.


6. Khóa - Treo thẻ
-  Trên thẻ treo phải thể hiện thông tin:
Nơi thực hiện công việc:..............................................
Người chịu trách nhiệm khóa:
.....................................
Số điện thoại liên lạc:
...................................................
Ngày giờ thực hiện:
.......................................................
Ngày dự kiến kết thúc:
................................................


7. Kiểm tra và thử để đảm bảo không còn năng lượng tồn trữ.
Trước khi thực hiện công việc sửa chữa - bảo trì,phải thực hiện việc kiểm tra để bảo đảm rằng thiết bị đã hoàn toàn được cách ly khỏi nguồn cung cấp năng lượng, bảo đảm không một ai bị phơi nhiễm năng lượng và để bảo đảm chắc chắn rằng thiết bị hoàn toàn không thể khởi động ngoài ý muốn.
8. Tiến hành công việc bảo trì - sửa chữa.
9. Tháo bỏ cách ly và cô lập, kiểm tra xác nhận an toàn khi làm việc tiếp tục.

LOCK OUT TAG OUT ( LOTO)

CÔNG TY PHÚ THÀNH SAFETY chuyên cung cấp, tư vấn các thiết bị an toàn cho nhà máy, công trình...Safety lock là 1 trong những thiết bị an toàn quan trọng nhất. Tầm quan trọng của nó như thế nào thì cùng đọc bài viết dưới đây nhé: 

Ngày 30/10/1989 tiêu chuẩn về Lockout/Tagout 29 CFR 1910.147 bắt đầu có hiệu lực. Tiêu chuẩn này được đề ra nhằm làm giảm tỷ lệ thương vong gây ra bởi những nguồn lực tiềm tàng, khi khởi động máy móc hoặc khi giải phóng các nguồn năng lượng dự trữ. Vào năm 1993, Lockout/Tagout là một trong tám tiêu chuẩn được tổ chức OSHA đề cập nhiều nhất.


Tiêu chuẩn này bao gồm cả dịch vụ bảo trì các loại máy móc thiết bị mà những nguồn năng lượng tiềm tàng, khi khởi động máy móc hoặc khi giải phóng các nguồn năng lượng dự trữ có thể gây hại cho con người. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các nguồn năng lượng như điện, cơ học, nước, hóa chất, hạt nhân và nhiệt.

"Lockout" là sự sắp xếp các thiết bị đóng ngắt các máy móc cách ly nguồn năng lượng (cầu chì, van đóng mở, cầu dao điện, v.v) để đảm bảo các máy móc và thiết bị này được kiểm soát không được vận hành cho đến khi các thiết bị đóng ngắt này được tháo gỡ. Thiết bị đóng ngắt sử dụng các phương tiện chắc chắn ví dụ như một cái khóa (chìa khóa hay các phụ tùng liên kết) nhằm duy trì các máy móc cách ly nguồn năng lượng ở trạng thái an toàn và phòng ngừa năng lượng của máy móc và thiết bị. Thiết bị đóng ngắt phải đủ bền để tránh trường hợp bị di dời.




"Tagout" là sự sắp xếp các thiết bị định vị (thẻ ghi tên hoặc các thiết bị cảnh báo dễ nhận thấy hay các phụ tùng đính kèm) vào các máy móc cách ly nguồn năng lượng để chỉ rõ các máy móc và thiết bị này được kiểm soát không được vận hành cho đến khi các thiết bị nhận biết này được tháo gỡ.



Để biết rõ hơn thông tin, giá sản phẩm vui lòng liên hệ: 0901.381.113. Hoặc truy cập website: http://bienbaolaodong.com/ để biết rõ hơn về sản phẩm.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

BỘ QUẦN ÁO CHỐNG CHÁY CHỊU NHIỆT TRÁNG NHÔM

Phú Thành Safety là công ty chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị bảo hộ, biển báo công trình... 
Bộ quần áo chịu nhiệt tráng nhôm hiện nay có rất nhiều loại, chịu được các mức nhiệt khác nhau từ 200 độ C đến 1000 độ C. 
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn từng loại cụ thể như sau:
* Với nhiệt độ 200 độ C:
- Quần áo: Làm bằng sợi tổng hợp, được tráng một lớp nhôm chống cháy, ngăn bức xạ nhiệt, không thấm nước, dễ lau chùi. Sử dụng cho lính cứu hỏa, hóa chất, điện, dầu khí....
- Mũ trùm đầu: chất liệu giống với bộ quần áo, có thêm kính chống cháy.
- Ủng chống cháy: chất liệu như trên
- Găng tay: có thêm lớp đệm chống va đập

* Với nhiệt độ 500 độ C:
- Quần áo: Làm bằng sợi tổng hợp, được tráng một lớp nhôm chống cháy, chống bức xạ nhiệt, chống hóa chất, dầu, không thấm nước, dễ lau chùi. Sử dụng cho lính cứu hỏa, hóa chất, điện, dầu khí....
- 1 Bộ bao gồm: Quần áo, Ủng, Găng tay, Mũ trùm đầu tất cả đều làm bằng sợi tổng hợp chịu được nhiệt độ lên đến 500 độ C


* Với nhiệt độ 1000 độ C:
- Làm bằng sợi thủy tính tráng nhôm chống cháy không chứa Amiang độc hại, cách điện, ngăn bức xạ nhiệt, chống ăn mòn, chống hóa chất. Có túi đựng bình dưỡng khí sau lưng.
Cường độ chống kéo căng > 4000N
Cường độ chống xé rách > 1000g/cm3
- Mũ trùm đầu có kính chống hơi nước làm bằng polycacbonat, chống hóa chất.
- Ủng chịu được hóa chất, chịu nhiệt

Giá cực ưu đãi nếu đặt với số lượng nhiều.
Vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn chi tiết từng sản phẩm cụ thể, mọi thắc mắc xin liên hệ về hotline: 0901.381.113. Gặp Ms.Bích Email: bichttn.phuthanh@gmail.com.
Giao hàng miễn phí TP.Hồ Chí Minh với hóa đơn >= 5 triệu.














Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

QUẦN ÁO CHỊU NHIỆT CHỐNG CHÁY

Công ty TNHH ATLD Phú Thành chuyên cung cấp các loại biển báo công trình, lao động, giao thông...Các trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy ( PCCC )...Với mặt hàng quần áo chịu nhiệt, chống cháy chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ công ty Tara bên Ấn Độ. Công ty Tara là công ty chuyên sản xuất quần áo cách điện, quần áo chịu nhiệt, chống cháy...uy tín tại Ấn Độ, các sản phẩm của Tara đều đáp ứng các tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ.

Hiện nay, có rất nhiều loại quần áo chịu nhiêt, chống cháy, đặc biệt là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, chất liệu vải Amiang có thể gây ung thư cho người sử dụng. Những công nhân làm việc trong các môi trường nhiệt độ cao: lò luyện kim, luyện thép, ngành công nghiệp nhôm, thép, lính cứu hỏa thì nguy cơ rủi ro rất cao nếu không được sử dụng sản phẩm bảo hộ đúng tiêu chuẩn. Để đáp ứng nhu cầu đó, chúng tôi đã nhập về sản phẩm quần áo chịu nhiệt, chống cháy để bảo vệ tính mạng công nhân lao động.

Sản phẩm của Tara với kiểu dáng đa dạng, thoải mái, thích hợp với mọi môi trường làm việc, có size phù hợp từng kích cỡ người mặc, giá thành lại phải chăng. Có 2 kiểu dáng để bạn lựa chọn: kiểu bộ dính liền và kiểu quần áo rời.
Sản phẩm đạt chuẩn NFPA 2112, chuẩn NFPA 2112 là chuẩn về quần áo chống cháy bảo vệ người sử dụng khỏi tác động của ngọn lửa.



Để biết rõ hơn sản phẩm hãy liên hệ: 0901.381.113 sẽ được đội ngũ nhân viên chúng tôi tư vấn nhiệt tình nhất nhé.
Website: http://bienbaolaodong.com/
Gmail: phuthanhsafety@gmail.com
Hotline: 0901.381.113


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

BIỂN BÁO TAM GIÁC

Công ty Biển báo an toàn lao động Phú Thành chuyên sản xuất các loại biển báo theo chuẩn Việt Nam. Mọi chi tiết xin liên hệ: 0901.381.113 để được tư vấn nhiệt tình nhất.

Hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn biển báo tam giác.
1. Ý nghĩa biển báo tam giác.
Là biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viển đỏ xung quanh, nền màu vàng, hình vẽ mà đen là nội dung biển báo.
2. Nội dung biển báo:
Nhằm giới thiệu cho người sử dụng biết được tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa và xử lý.
3. Chất liệu:
Tole tráng kẽm dày 1,5mm, sơn và dán Decal phản quang 3M 610.
4. Quy cách:
Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ 201 đến 246.

BẢNG DƯỚI ĐÂY SẼ GIỚI THIỆU CHO BẠN HIỂU RÕ HƠN VỀ BIỂN BÁO TAM GIÁC

Biển báo Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên tráiSố hiệu biển báo: 201a
Tên biển báo: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái.
Biển báo Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phảiSố hiệu biển báo: 201b
Tên biển báo: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.
Biển báo Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếpSố hiệu biển báo: 202
Tên biển báo: Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp
Chi tiết báo hiệu: Dùng để báo nguy hiểm cho người lái xe giảm tốc độ, biển được đặt ở ngoài vị trí tiếp đầu (hay tiếp cuối) của đường ngoặt liên tục có tốc độ xe chạy cho phép (thiết kế) nhỏ hơn 60km/h, đoạn có ba hoặc trên ba đoạn cong ngược chiều nhau có bán kính đường cong nằm nhỏ hơn giá trị tối thiểu quy định của cấp đường, còn đoạn thẳng chêm giữa các đoạn cong thì bằng hoặc nhỏ hơn chiều dài có giá trị bé nhất của đường cong chuyển tiếp hay đoạn vuốt nối siêu cao.
Biển báo Đường bị hẹp cả hai bênSố hiệu biển báo: 203a
Tên biển báo: Đường bị hẹp cả hai bên
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột cả hai bên.
Biển báo Đường bị hẹp về phía tráiSố hiệu biển báo: 203b
Tên biển báo: Đường bị hẹp về phía trái
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía trái.
Biển báo Đường bị hẹp về phía phảiSố hiệu biển báo: 203c
Tên biển báo: Đường bị hẹp về phía phải
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột về phía phải.
Biển báo Đường hai chiềuSố hiệu biển báo: 204
Tên biển báo: Đường hai chiều
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến đoạn đường vì lý do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải giải quyết đi lại của phương tiện phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hay thường xuyên các chiều xe đi và về phải đi chung.
Biển báo Đường giao nhauSố hiệu biển báo: 205a
Tên biển báo: Đường giao nhau
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên).
Biển báo Đường giao nhauSố hiệu biển báo: 205b
Tên biển báo: Đường giao nhau
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên).
Biển báo Đường giao nhauSố hiệu biển báo: 205c
Tên biển báo: Đường giao nhau
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên).
Biển báo Đường giao nhauSố hiệu biển báo: 205d
Tên biển báo: Đường giao nhau
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên).
Biển báo Đường giao nhauSố hiệu biển báo: 205e
Tên biển báo: Đường giao nhau
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến nơi giao nhau của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên).
Biển báo Giao nhau chạy theo vòng xuyếnSố hiệu biển báo: 206
Tên biển báo: Giao nhau chạy theo vòng xuyến
Chi tiết báo hiệu: Báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa điểm giao, các loại xe qua điểm giao vòng trái, phải đi vòng xuyến qua đảo an toàn.
Biển báo Giao nhau với đường không ưu tiênSố hiệu biển báo: 207a
Tên biển báo: Giao nhau với đường không ưu tiên
Chi tiết báo hiệu: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
Biển báo Giao nhau với đường không ưu tiênSố hiệu biển báo: 207b
Tên biển báo: Giao nhau với đường không ưu tiên
Chi tiết báo hiệu: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
Biển báo Giao nhau với đường không ưu tiênSố hiệu biển báo: 207c
Tên biển báo: Giao nhau với đường không ưu tiên
Chi tiết báo hiệu: Đặt trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên.
Biển báo Giao nhau với đường ưu tiênSố hiệu biển báo: 208
Tên biển báo: Giao nhau với đường ưu tiên
Chi tiết báo hiệu: Đặt trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.
Biển báo Giao nhau có tín hiệu đènSố hiệu biển báo: 209
Tên biển báo: Giao nhau có tín hiệu đèn
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước nơi giao nhau có sự điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn (hệ thống 3 đèn bật theo chiều đứng) và trong trường hợp thiết bị tín hiệu đèn không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.
Biển báo Giao nhau với đường sắt có rào chắnSố hiệu biển báo: 210
Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt có rào chắn
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay chắn nửa kín bố trí theo trật tự xen kẽ ở mỗi bên đường sắt và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.
Biển báo Giao nhau với đường sắt không có rào chắnSố hiệu biển báo: 211
Tên biển báo: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.
Biển báo Cầu hẹpSố hiệu biển báo: 212
Tên biển báo: Cầu hẹp
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng lòng cầu (phần xe chạy) nhỏ hơn hoặc bằng 4.50 m (1 làn đường). Khi qua các cầu này các xe phải nhường nhau và chờ ở hai đầu cầu.
Biển báo Cầu tạmSố hiệu biển báo: 213
Tên biển báo: Cầu tạm
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại.
Biển báo Cầu xoay - Cầu cấtSố hiệu biển báo: 214
Tên biển báo: Cầu xoay-cầu cất
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến cầu xoay, cầu cất là những loại cầu trong từng thời gian có cắt giao thông đường bộ để cho tàu thuyền qua lại. Các phương tiện đi trên đường bộ phải chờ đợi.
Biển báo Kè, vực sâu phía trướcSố hiệu biển báo: 215a
Tên biển báo: Kè, vực sâu phía trước
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp tới những chỗ có kè, vực sâu, hoặc bờ sông áp sát đường ở phía trước, cần đề phòng tình huống nguy hiểm vượt kè, tụt xuống vực sâu (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).
Biển báo Kè, vực sâu phía trướcSố hiệu biển báo: 215b
Tên biển báo: Kè, vực sâu phía trước
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp tới những chỗ có kè, vực sâu, hoặc bờ sông áp sát đường ở phía trước, cần đề phòng tình huống nguy hiểm vượt kè, tụt xuống vực sâu (thường có ở những chỗ ngoặt nguy hiểm).
Biển báo Đường ngầmSố hiệu biển báo: 216
Tên biển báo: Đường ngầm
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước những chỗ có đường ngầm (đường tràn). Đường ngầm là những đoạn đường vượt qua sông, suối, khe cạn mà nước có thể chảy tràn qua thường xuyên hoặc khi có lũ.
Bến phàSố hiệu biển báo: 217
Tên biển báo: Bến phà
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến bến phà. Người sử dụng đường phải tuân theo nội quy bến phà.
Biển báo Cửa chuiSố hiệu biển báo: 218
Tên biển báo: Cửa chui
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến những đường có cổng, kiểu cổng tò vò chắn ngang như cổng đường hầm, cổng thành, cầu vượt đường bộ dạng cầu vòm v.v...
Biển báo Dốc xuống nguy hiểmSố hiệu biển báo: 219
Tên biển báo: Dốc xuống nguy hiểm
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp tới chỗ dốc nguy hiểm. Người lái các phương tiện phải chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe xuống dốc một cách thuận lợi, an toàn
Biển báo Dốc lên nguy hiểmSố hiệu biển báo: 220
Tên biển báo: Dốc lên nguy hiểm
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp tới chỗ dốc nguy hiểm. Người lái các phương tiện phải chọn phương thức chạy xe cho phù hợp để xe lên dốc một cách thuận lợi, an toàn
Biển báo Đường không bằng phẳngSố hiệu biển báo: 221a
Tên biển báo: Đường không bằng phẳng
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp tới đoạn đường có mặt đường không bằng phẳng, lồi lõm, sống trâu v.v... xe chạy với tốc độ cao sẽ bị nguy hiểm.
Biển báo Đường không bằng phẳngSố hiệu biển báo: 221b
Tên biển báo: Đường không bằng phẳng
Chi tiết báo hiệu: Báo hiệu đoạn "đường có sóng mấp mô nhân tạo (humps)" để hạn chế tốc độ xe chạy (biển được cắm kèm theo biển số 227 "Hạn chế tốc độ tối đa"), bắt buộc lái xe phải chạy với tốc độ chậm trước khi qua những điểm cần kiểm soát, kiểm tra...
Biển báo Đường trơnSố hiệu biển báo: 222
Tên biển báo: Đường trơn
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp tới đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn cần tránh hãm phanh, tăng ga, sang số đột ngột hoặc xe chạy với tốc độ cao sẽ bị nguy hiểm. Khi gặp biển này tốc độ xe chạy phải giảm kịp thời và thận trọng.
Biển báo Vách núi nguy hiểmSố hiệu biển báo: 223
Tên biển báo: Vách núi nguy hiểm
Chi tiết báo hiệu: Biển báo nguy hiểm đường đi sát vách núi. Dùng để báo nguy hiểm cho lái xe lái cẩn thận.
Biển báo Đường người đi bộ cắt ngangSố hiệu biển báo: 224
Tên biển báo: Đường người đi bộ cắt ngang
Chi tiết báo hiệu: Báo trước sắp đến phần đường ngang dành cho người đi bộ sang qua đường. Gặp biển này các loại xe cộ phải nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe nếu như không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
Biển báo Trẻ emSố hiệu biển báo: 225
Tên biển báo: Trẻ em
Chi tiết báo hiệu: Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như gần vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ.
Biển báo Đường người đi xe đạp cắt ngangSố hiệu biển báo: 226
Tên biển báo: Đường người đi xe đạp cắt ngang
Chi tiết báo hiệu: Báo trước là gần đến chỗ thường có người đi xe đạp từ những đường nhỏ cắt ngang qua hoặc từ đường dành cho xe đạp đo nhập vào đường ô tô.
Biển báo Công trườngSố hiệu biển báo: 227
Tên biển báo: Công trường
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành sửa chữa có người và máy móc đang làm việc trên mặt đường. Khi gặp biển báo này tốc độ xe chạy phải giảm cho thích hợp, không gây nguy hiểm cho người và máy móc trên đoạn đường đó.
Biển báo Đá lởSố hiệu biển báo: 228
Tên biển báo: Đá lở
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới một đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường, đặc biệt là ở những đoạn đường miền núi. Gặp biển này, người lái xe phải chú ý đặc biệt khi thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn và khi dừng hay đỗ xe sau những trận mưa lớn.
Biển báo Giải máy bay lên xuốngSố hiệu biển báo: 229
Tên biển báo: Giải máy bay lên xuống
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới đoạn đường ở vùng sát đường băng sân bay và cắt ngang qua hướng máy bay lên xuống ở độ cao không lớn.
Biển báo Gia súcSố hiệu biển báo: 230
Tên biển báo: Gia súc
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông hoặc lùa qua ngang đường nguy hiểm, đường ở vùng đồng cỏ của nông trường chăn nuôi, vùng thảo nguyên. Người lái xe có trách nhiệm dừng lại bảo đảm cho gia súc có thể qua đường không bị nguy hiểm.
Biển báo Thú rừng vượt qua đườngSố hiệu biển báo: 231
Tên biển báo: Thú rừng vượt qua đường
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có thú rừng qua đường như đường đi qua khu vực rừng cây hay khu cấm săn bắn.
Biển báo Gió ngangSố hiệu biển báo: 232
Tên biển báo: Gió ngang
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước gần tới đoạn đường thường có gió ngang thổi mạnh nguy hiểm. Người lái xe cần phải điều chỉnh tốc độ xe chạy cho thích hợp, đề phòng tình huống gió thổi lật xe.
Biển báo Nguy hiểm khácSố hiệu biển báo: 233
Tên biển báo: Nguy hiểm khác
Chi tiết báo hiệu: Để báo trên đường có những nguy hiểm khác.
Biển báo Giao nhau với đường hai chiềuSố hiệu biển báo: 234
Tên biển báo: Giao nhau với đường hai chiều
Chi tiết báo hiệu: Trên đường một chiều, biển này để báo trước sắp đến chỗ giao nhau với đường hai chiều
Biển báo Đường đôiSố hiệu biển báo: 235
Tên biển báo: Đường đôi
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp đến đoạn đường đôi (chiều đi và chiều về phân biệt rõ ràng bằng giải phân cách cứng)
Biển báo Hết đường đôiSố hiệu biển báo: 236
Tên biển báo: Hết đường đôi
Chi tiết báo hiệu: Để báo trước sắp kết thúc đoạn đường đôi (đoạn đường hết giải phân cách). Đường đôi chỉ được chia bằng vạch sơn không phải đặt biển này.
Biển báo Cầu vòngSố hiệu biển báo: 237
Tên biển báo: Cầu vòng
Chi tiết báo hiệu: Dùng để nhắc nhở lái xe cho cẩn thận. Biển đặt ở nơi thích hợp trên đoạn đường sắp sửa đến chiếc cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn.
Biển báo Đường cao tốc phía trướcSố hiệu biển báo: 238
Tên biển báo: Đường cao tốc phía trước
Chi tiết báo hiệu: Biển này nhằm để báo cho các phương tiện đi trên đường biết có "Đường cao tốc phía trước".
Biển báo Đường cáp điện ở phía trênSố hiệu biển báo: 239
Tên biển báo: Đường cáp điện ở phía trên
Chi tiết báo hiệu: Biển này để cảnh báo nơi có đường dây điện cắt ngang phía trên tuyến đường, thường kèm theo biển phụ 509 "Chiều cao an toàn" ở phía dưới.
Biển báo Đường hầmSố hiệu biển báo: 240
Tên biển báo: Đường hầm
Chi tiết báo hiệu: Dùng để nhắc lái xe chú ý đi chậm lại, biển đặt ở nơi thích hợp mà đường sắp sửa đi vào đường hầm chạy hai chiều, mà chiếu sáng lại không tốt.
Biển báo Thôn bảnSố hiệu biển báo: 241
Tên biển báo: Thôn bản
Chi tiết báo hiệu: Dùng để nhắc lái xe lái cẩn thận. Biển được đặt ở nơi đường sắp đi qua khu dân cư, thị tứ mà lái xe lại không có đủ tầm nhìn, hoặc bị hạn chế tầm nhìn.
Biển báo Chỗ đường sắt cắt đường bộSố hiệu biển báo: 242a
Tên biển báo: Chỗ đường sắt cắt đường bộ
Chi tiết báo hiệu: Tại chỗ giao nhau đường sắt chỉ có một đường cắt ngang đường bộ.
Biển báo Chỗ đường sắt cắt đường bộSố hiệu biển báo: 242b
Tên biển báo: Chỗ đường sắt cắt đường bộ
Chi tiết báo hiệu: Tại chỗ giao nhau đường sắt có từ hai đường cắt ngang đường bộ.
Biển báo Đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông gócSố hiệu biển báo: 243
Tên biển báo: Đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc
Chi tiết báo hiệu: Biểu thị sắp đi qua đoạn đường có đường sắt cắt qua, nếu ở nơi giao cắt với đường bộ không có người gác mà trên mặt đường có biển báo “gần vạch tín hiệu của đường sắt giao nhau cùng mức” thì phải đặt thêm kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc ở phía dưới biển báo “giao cắt với đường bộ của đường sắt không có người gác”. Kí hiệu đường sắt giao cắt với đường bộ không vuông góc có ba loại. Loại thứ nhất đặt ở nơi cách nơi giao nhau với đường sắt 50 mét. Loại thứ hai và ba đặt cách nới giao cắt đường sắt 100 mét và 150 mét.
Biển báo Đoạn đường hay xảy ra tai nạnSố hiệu biển báo: 244
Tên biển báo: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn
Chi tiết báo hiệu: Dùng để báo nguy hiểm lái xe chú ý đoạn đường phía trước thường xảy ra tai nạn để lái xe cần đặc biệt chú ý. Biển được đặt ở vị trí thích hợp nơi sắp vào đoạn đường thường xảy ra tai nạn.
Biển báo Đi chậmSố hiệu biển báo: 245
Tên biển báo: Đi chậm
Chi tiết báo hiệu: Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm. Biển đặt ở vị trí thích đáng trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.
Biển báo Chú ý chướng ngại vậtSố hiệu biển báo: 246a
Tên biển báo: Chú ý chướng ngại vật
Chi tiết báo hiệu: Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ theo chỉ dẫn trên biển báo. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.
Biển báo Chú ý chướng ngại vậtSố hiệu biển báo: 246b
Tên biển báo: Chú ý chướng ngại vật
Chi tiết báo hiệu: Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ theo chỉ dẫn trên biển báo. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.
Biển báo Chú ý chướng ngại vậtSố hiệu biển báo: 246c
Tên biển báo: Chú ý chướng ngại vật
Chi tiết báo hiệu: Dùng để báo trước cho lái xe biết phía trước có chướng ngại vật, xe cần giảm tốc độ theo chỉ dẫn trên biển báo. Biển này đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường có chướng ngại vật.