Giày bảo hộ thường thì nóng hơn
loại giày khác mà ướt thì sẽ rất khó chịu. Trong công trường hay nhà máy
không mang giày bảo hộ thì sẽ không đảm bảo được yếu tố an toàn. Vậy
làm sao để khắc phục điều đó?
Mình xin chia sẻ bạn một số mẹo nhỏ không
những giúp tăng độ bền cho đôi giày bảo hộ mà con hạn chế được tình
trạnh “bốc mùi” khó chịu.
* Cách nhanh nhất: là dùng máy
sấy tóc, nếu bạn có điều kiện dùng. Nên nhớ là bạn phải sấy ở chế độ nhẹ
và ít nóng nhất. Nếu không, hơi nóng sẽ làm cháy hoặc biến dạng da giày
(nhất là giày da si).
** Treo ngược giày lên và để gần
chỗ thông khí nóng trong phòng hoặc để gần dàn nóng máy lạnh. Nếu chọn
cách này, bạn chú ý không để giày quá gần hơi nóng. Hãy thăm dò trước
bằng tay để chọn chỗ có nhiệt độ ấm.
*** Dùng túi hút ẩm cho vào bên trong giày và để qua đêm, giày sẽ khô nhanh hơn.
Bạn nên tận dụng dùng những tờ giấy
hay tờ báo bỏ đi nhàu thành cục lớn rồi nhét vào bên trong giày. Bạn
nhớ nhét giấy thật đầy như hình phía sau, giấy sẽ dần thấm hút hơi ẩm và
nước từ bên trong giúp giày khô một cách tự nhiên.
Giày ướt sủn nước thì cần 1-2 tiếng
đồng hồ xử lí làm khô, giày ướt ít thì mất 30 phút. Và mẹo nhỏ này có
thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào, ở nhà, công ty, nhà máy hay ngoài đường
đi làm.
Tuổi thọ của bất kỳ một đôi giày nào
là do phần nhiều ở người sử dụng, ta không chỉ đánh xi bề mặt giày mà
còn biết cách xử lí giày khi gặp nước.
Nhờ áp dụng ngay cách xử lý giày nêu trên
mà mình thường mang một đôi giày khá lâu, khoản 02-03 năm mới thay, trừ
khi tôi không thích đôi đó giày đó nữa thì đổi sớm.
Cảm ơn mọi người đã xem thông tin và chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét