1. Phát triển văn hóa an toàn ở phạm vi quốc gia:
Các
dự án xây dựng không hoạt động độc lập với xã hội mà tại đó chúng đang
tồn tại. Dù cho những người quản lý dự án có quyết tâm như thế nào trong
việc đảm bảo một công trường an toàn và vệ sinh, họ sẽ hầu như không
thể làm được việc đó nếu văn hóa hiện hành của quốc gia đó có quan niệm “sinh
mạng là rẻ mạt”. Việc phát triển một nền văn hóa ATLĐ hiệu quả phải
được bắt đầu từ các cấp cao nhất trong hệ thống chính quyền và phải được
áp dụng trong toàn bộ hệ thống, từ chính phủ tới người sử dụng lao động
và người lao động.
2. Các nhà tài trợ cần nhấn mạnh việc thực hiện ATLĐ trong hợp đồng.
Mục
đích của tất cả các dự án có vốn tài trợ từ bên ngoài là nhằm nâng cao
chất lượng sống của công dân nước sở tại, và điều này bao gồm cả sức
khỏe và sự an toàn của những người tham gia vào hoạt động xây dựng. Bởi
vậy, các tổ chức tài trợ này cần xác định rõ sứ mệnh của mình, đưa ra
những yêu cầu về thực hiện an toàn lao động, vừa đảm bảo tiến độ của công trình đầu tư, vừa bảo vệ người lao động và vừa tạo được uy tín cho chính doanh nghiệp.