Khi người lao động vi phạm về PPE, hậu quả có thể rất nghiêm trọng. Trong quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, PPE được xem là giải pháp kiểm soát cuối cùng sau các giải pháp kiểm soát về mặt kỹ thuật và hành chính. Lý do là các giải pháp kiểm soát kỹ thuật giải quyết trực tiếp các mối nguy và khả năng thất bại là ít nhất, vì thế đây được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.
Các giải pháp kiểm soát hành chính thông thường là lựa chọn tiếp theo, tuy nhiên giải pháp này không kiểm soát được mối nguy tại nguồn giống như giải pháp kỹ thuật. Thay vào đó giải pháp này phụ thuộc vào việc công nhân tương tác an toàn với mối nguy, nên có khả năng thất bại nếu người lao động không tuân thủ các quy tắc an toàn tại nơi làm việc.
Một trong những điểm thất bại trong giải pháp kiểm soát PPE thường là cách sử dụng PPE của người lao động. Người lao động thường mắc nhiều lỗi nghiêm trọng về việc bảo quản, sử dụng và thay thế PPE.
Sau đây là một số lỗi mà người lao động thường mắc phải khi sử dụng PPE:
1. Sử dụng nón bảo hộ: Một viên gạch rơi trúng đầu người công nhân, nhưng nhờ mũ bảo hộ hấp thu lực tác động nên người công nhân đó không bị sao. Người công nhân đó tuyên bố chiếc mũ bảo hộ này là “thiên thần hộ mệnh” của mình và mang nó hằng ngày.
Mỗi cái nón có giá trị sử dụng, hạn sử dụng riêng của nó. Sau mỗi lần có va chạm chúng ta nên thay nón mới để đảm bảo an toàn tính mạng cũng như sức khỏe người lao động.
2. Sử dụng găng tay bảo hộ:
Một người giám sát có công nhân được giao trách nhiệm sử dụng mỗi ngày một đôi găng tăng bảo vệ hóa chất dùng một lần, quyết định tiết kiệm tiền cho bộ phận của mình bằng cách bảo các công nhân sử dụng một đôi găng tay một tuần trước khi thay nó.
Đối với găng tay chống hóa chất chúng ta chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất để không ảnh hưởng đến da tay cũng như sức khỏe người sử dụng.
3. Sử dụng bịt tai chống ồn:
Người lao động lấy nút bịt tai bằng bọt ra để nói chuyện với người khác, sau đó xoắn nút bịt tai bằng tay bẩn và nhét lại vào trong tai. Vào cuối ngày, họ lại bỏ nút nhét tại vào bên trong mũ bảo hộ và sử dụng lại vào ngày làm việc tiếp theo.
Người lao động nhét nút bịt tai bị nhiễm bẩn vào lại trong tai sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bị dị ứng hay nhiễm khuẩn tai. Nút nhét tai bị nhiễm bẩn nên được vệ sinh hoặc thay thế.
4. Sử dụng dây đai an toàn: Một công nhân sử dụng dây đeo an toàn nhưng lại đeo lỏng lẽo dây đai. Như vậy dây đai không có tác dụng bảo vệ an toàn người lao động khi làm việc trên cao.
5. Sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp nhưng lại để râu quai nón.
6. Sử dụng quần áo chống hóa chất:
Một số công nhân sử dụng quần áo chống hóa chất trong 1 lần thì thấy hiệu quả nên họ tiếp tục tái sử dụng chúng. Những đồ bảo hộ chống hóa chất chúng ta chỉ nên sử dụng 1 lần để phát huy hiệu quả tốt nhất.
7. Sử dụng giày bảo hộ:
Người lao động trong môi trường sản xuất công nghiệp nặng nhưng lại chọn giày bảo hộ bình thường, không có lót thép.
Những công nhân này đã sai khi không thay thế PPE khi cần thiết. Người lao động không thể an toàn nếu không sử dụng hay bảo quản thiết bị PPE của họ hợp lý và tất nhiên sẽ không được an toàn nếu không thay thế những thiết bị cũ. Người lao động nên thay thế phương tiện bảo hộ của mình.
* Mỗi ca làm việc, nếu đó là loại dùng một lần: Nút tai chống ồn, găng tay, quần áo chống hóa chất, khẩu trang loại dùng một lần nên được thải bỏ sau khi sử dụng. Chúng không được thiết kế để giặt lại hay sử dụng lại nên sẽ bị mất hiệu quả khi sử dụng lại. Đảm bảo rằng các công nhân hiểu được những loại bảo hộ này phải được loại bỏ và thay thế.
* Bất cứ khi nào có dấu hiệu hao mòn, hư hỏng mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó. Bạn cần phải đào tạo công nhân để nhận ra dấu hiệu khi nào thiết bị bị hao mòn hay hư hỏng và cần được thay thế.
* Theo lịch trình, những loại thiết bị có thể sử dụng lại nên được thay thế trước khi hết vòng đời sử dụng của nó. Một số loại găng tay bảo vệ hóa chất, phin lọc độc, và một số loại bảo hộ khác có thể được sử dụng nhiều lần nhưng phải được thay thế trước khi có mất đi hiệu quả bảo vệ. Lịch trình thay đổi là một cách để quản lý vấn đề này. Đảm bảo người lao động hiểu được lý do và sự cần thiết của lịch trình thay đổi.
* Sau một lần bảo vệ: Mũ bảo hộ, cũng như dây đeo an toàn là ví dụ – chúng có thể được sử dụng liên tục cho đến khi chúng phát huy vai trò bảo vệ như hấp thụ va đập, giữ được công nhân bị rơi. Sau khi phát huy vai trò bảo vệ chúng phải được thay thế.
Vì sức khỏe, tính mạng của mỗi người lao động chúng ta nên tự trang bị kiến thức cơ bản cũng như những nhà phân phối uy tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét