1. Tiêu chuẩn về PCCC
TCVN 4878:2009 thay thế TCVN 4878:1989
TCVN 4878:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 3941:2007.TCVN 4878:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
2. Khái niệm về sự cháy
Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng:
- Có phản ứng hóa học- Có tỏa nhiệt- Phát ra ánh sáng.Khi ta thấy có đầy đủ 3 dấu hiệu này thì đó là sự cháy thiếu một trong những dấu hiệu đó thì không phải là sự cháy.
4. Khái niệm về nổ
Căn cứ vào tính chất nổ, chia thành 2 loại nổ chính: nổ lý học và nổ hóa học.Nổ lý học: là nổ do áp xuất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp ực khác…)
Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.
5. Những điều kiện cần để tạo thành sự cháy
Được hình thành trước hết cần 3 yếu tố:
- Chất cháy
- Oxy
- Nguồn nhiệt
Khi có đủ 3 yếu tố nói trên thì sự cháy vẫn chưa xuất hiện được mà cần phải có 3 điều kiện nữa thì sự cháy mới có thể xuất hiện.
- Ôxy phải lớn hơn : 14%
- Nguồn nhiệt phải đạt tới giới hạn bắt cháy của chất cháy.
- Thời gian tiếp xúc của 3 yếu tố đủ để xuất hiện sự cháy.
Như vậy: bản chất của sự cháy được hình thành nhờ có đủ 3 yếu tố và 3 điều kiện nói trên muốn phòng ngừa không để cháy xảy ra và dập tắt được sự cháy cần sử dụng nguyên lý loại bỏ một trong những yếu tố tạo hình sự cháy.
+ Về vật cháy là cả thế giới vật chất hết sức đa dạng phong phú và tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí, chất cháy là chất có khả năng tiếp tục cháy sau khi đã tách khỏi nguồn nhiệt.
+ Về ôxy: Ôxy là chất khí không cháy được nhưng nó là dưỡng khí cần thiết, không có ôxy thì không sinh ra sự cháy được ôxy chiếm tỉ lệ 21% trong không khí nếu ôxy giảm xuống nhỏ hơn 14% thì hầu hết các chất cháy không duy trì được sự cháy nữa, trừ 1 số ít chất đặc biệt cháy được trong điều kiện nghèo ôxy ( ví dụ hydro và mêtan còn 5% ôxy vẫn cháy được.).Nguồn lửa hay nguồn nhiệt: nguồn lửa nguồn nhiệt gây cháy thường xuất phát từ các nguồn gốc.
+ Điện năng biến thành nhiệt năng (do các nguyên nhân quá tải, nghẽn mạch, gia nhiệt, hồ quang, tĩnh điện)
Phản ứng hóa học sinh nhiệt dẫn tới cháy.
+ Ma sát ( cơ năng biến thành nhiệt năng)
+ Ngọn lửa trần, nhiệt trần ( nguồn lửa, nguồn nhiệt ở trạng thái mở như điếu thuốc, ngọn đèn, hàn xì khô)
+ Thiên nhiên sét, nhiệt mặt trời.
6. Các dạng phát triển của đám cháy
Đám cháy phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điểm cháy ban đầu, điểm cháy, hướng gió, cách bố trí xếp đặt hàng hóa...Từ đó hình thành nên các dạng cháy:
- Đám cháy phát triển theo hình dạng tròn, là đám cháy mà phạm vi lan rộng của nó lan về cả 4 hướng.
- Đám cháy theo hình chữ nhật là đám cháy theo 1 hướng.
- Đám cháy theo hình quạt.
7. Dấu hiệu nhận biết đám cháy
Thường có 3 dấu hiệu cơ bản để nhận biết được đám cháy.
- Mùi vị: sản phẩm cháy được hình thành do sự cháy không hoàn toàn của chất chý tạo nên, do đó sản phẩm cháy của chất nào thì mang mùi vị đặc trưng của chất đó.
- Khói: khói là sản phẩm của sự cháy, sinh ra từ các chất cháy khác nhau nên có màu sắc khác nhau màu sắc của khói phụ htuộc vào điều kiện cháy đủ không khí hoặc thiếu không khí.
- Ánh lửa và tiếng nổ là biểu hiện đặc trưng của phản ứng cháy từ sự phát sáng của ngọn lửa mà phát hiện được cháy. Hoặc sự cháy xảy ra gây nổ và phát hiện được cháy.
Từ các dấu hiệu của đám cháy giúp ta phát hiện được đám cháy phán đoán được loại chất cháy để có biện pháp sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật chữa cháy cho phù hợp đạt hiệu quả cao.
8. Phân loại đám cháy
Căn cứ vào trạng thái của chất cháy đám cháy được phân thành các loại như sau:
- Chất cháy rắn: Ký hiệu A, chất cháy rắn với quá trình cháy âm ĩ gọi là A1: gỗ, giấy, cỏ khô, rơm, rạ, than, sản phẩm dệt, ngược lại chất cháy với quá trình cháy không âm ĩ gọi là A2: chất dẻo
- Chất cháy lỏng: Ký hiệu B, gồm 2 nhóm: chất lỏng không tan trong nước: xăng, ete, dầu mỏ....Chất cháy lỏng hòa tan trong nước: rượu, metanol, glyxerin...
- Chất cháy khí: Ký hiệu C: metan, hydro...
- Chất cháy kim loại: Ký hiệu D: gồm 3 nhóm: kim loại nhẹ, kim loại kiềm, các hợp chất kim loại....
- Cháy điện: Ký hiệu E
Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị phương tiện chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy (trên các bình chữa cháy ghi ký hiệu chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó).
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 0839.608.158 để được tư vấn nhiệt tình nhất hoặc truy cập web bienbaolaodong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét