Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

CÁC BƯỚC LỰA CHỌN GĂNG TAY BẢO HỘ PHÙ HỢP (後見の手袋)

Công việc của bạn đòi hỏi thao tác bằng tay thật linh hoạt nhưng lại có rủi ro cắt đứt tay, trầy xước tay rất cao? Đây là vấn đề chung của người lao động trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất phòng sạch, lắp ráp (assembly work) đòi hỏi giải pháp là các loại găng tay bảo hộ lao động.
Tính năng của từng loại găng tay bảo hộ là rất đa dạng, mỗi loại găng tay chỉ phù hợp vói một số công việc nhất định. Hơn nữa  tính chất đặc thù của công việc và mức độ nguy hại của môi trường làm việc mà chúng ta lựa chọn một chiếc găng tay bảo hộ lao động phù hợp.

Các bước sau đây sẽ giúp chúng ta có cơ sở để chọn loại găng tay phù hợp nhất:

Bước 1. Xác định mức độ nguy hiểm của môi trường làm việc
Để lựa chọn găng tay bảo hộ phù hợp trước hết cần xác định mối nguy hiểm nào liên quan đến công việc có khả năng gây hại đôi bàn tay người lao động.

Một số mối nguy hiểm điển hình:
  • Mối nguy hiểm cơ học và các chấn động cắt đứt, xây xát.
  • Mối nguy hiểm về nhiệt
  • Dòng điện
  • Mối nguy hiểm hóa chất
  • Chất thải phóng xạ
  • Vi khuẩn
  • Lây nhiễm

Bước 2. Tìm loại găng tay có đặc tính tương ứng

        Trên cơ sở đánh giá như trên, cộng với mức độ tiếp xúc và cường độ, tần suất xảy ra rủi ro (ví dụ cứ 10 người thì có 1 người bị tai nạn)…bạn bắt đầu lựa chọn loại găng tay với đặc tính bảo vệ phù hợp.
       
        Công việc của bạn thường gặp nguy hiểm về cơ học, những tiêu chuẩn găng tay sau đây cần quan tâm: chống đâm xuyên, chống xé rách và chống mài mòn. Lưu ý là các chỉ số này càng cao thì khả năng bảo vệ càng tốt. Thường gặp nhất là nhóm ngành xây dựng, cơ khí, gạch men, lắp ráp linh kiện điện tử và lắp ráp ôtô, xe máy… 




          Loại găng tay thích hợp nhất cho các ngành này sẽ là: TAKUMI MAX-GRIP SG730, TAKUMI SG777 lắp rápôtô, TAKUMI SG775 co dãn mạnh, găng tay da POLROK SS1021 và SS1721.

Đối với công việc cần thao tác với vật sắc bén cần lưu ý chọn găng tay có khả năng chống cắt cao. Ưu tiên cho găng tay kim loại chống cắt đứt, găng tay phủ PU chống cắt nhát nhỏ. Các loại này phù hợp dùng trong sản xuất kính cường lực, thủy tinh, xí nghiệp chế bến thủy sản, sản xuất mạch điện tử có chi tiết nhỏ dễ cắt đứt, sản xuất phim, hình ảnh, … Loại găng tay thích hợp nhất cho các ngành này bao gồm: Ansell 70-225 sợi Kevlar, Ansell 70-340 có phủ hạt PVC hoặc Safety Jogger Projector chống cắt cấp độ 5/5 dùng trong sản xuất thủy tinh và kim loại, găng tay vải chống tĩnh điện trong sản xuất chip, găng tay cao su Vinyl trong ngành thực phẩm
Yêu cầu về tính vô trùng được lưu ý và rất quan trọng trong bệnh viện (phòng khám, viện dưỡng lão) đòi hỏi mọi thiết bị khi sử dụng cần vô trùng. Găng dùng một lần không nên đem giặt hay dùng lại vì dịch có thể đi vào qua các lổ thủng không nhìn thấy trên găng và nhất là dùng trong phòng mổ. Găng tay cao su y tế chính là thiết bị đáp ứng được những yêu cầu vô trùng đó.
Loại găng tay thích hợp nhất cho nhóm ngành này bao gồm: Ansell 92-670, găng tay cao su tự nhiên Latex và găng tay cao su Vinyl.



            Hoạt động sản xuất hàng hóa mỹ phẩm không thể thiếu đôi bàn tay con người. Nhờ có găng tay phòng sạch nên mỹ phẩm được đảm bảo nguyên chất, tinh khiết và chất lượng. Sử dụng găng tay phòng sạch còn giúp bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là yêu cầu quan trọng và bắt buộc tại những quốc gia phát triển, và là yêu cầu ngày càng đòi hỏi cao tại Việt Nam. Tương tự, phòng thí nghiệm là nơi thực hành các loại thí nghiệm với rất nhiều hóa chất khác nhau, trong đó có rất nhiều hóa chất độc hại, tại đây yêu cầu bảo vệ người làm thí nghiệp phải giữ an toàn tuyệt đối cho cơ thể và các hóa chất không được để tiếp xúc lên người và giữa các hóa chất lẫn nhau, găng tay phòng sạch sẽ giúp bảo vệ cho các phần tay của người thí nghiệm.

           Loại găng tay thích hợp nhất là găng tay Neoprene thường được sử dụng làm găng tay trong phòng thí nghiệm, giá hiện nay khá cao bởi khả năng chống hóa chất tuyệt vời, độ bền cao và chịu nhiệt tốt.

Một số công việc đòi hỏi độ khéo léo, tỉ mỉ việc sử dụng một găng tay cồng kềnh có thể là một mối nguy. Vậy nên cần cân nhắc lựa chọn găng tay một cách hợp lý. Đôi khi trong một số trường hợp cần phải sử dụng kết hợp 2 loại găng tay khác nhau.
Tham khảo một số chất liệu găng tay:
  • Butyl–CS tổng hợp, chịu thời tiết và nhiều hóa chất
  • Latex CS tự nhiên: rất dẻo, Natural Rubber Latex
  • Neoprene–CS tổng hợp chịu hóa chất và ăn mòn hơn sao su thiên nhiên nhiều.
  • Nitrile–đồng polymer (thường là acrylonitrile/propane nitrile) chịu hóa chất và có độ cứng cao.
  • PE –chỉ chống hóa chất tương đối, thường sử dụng làm lớp màng phủ ngoài.
  • polyvinyl alcohol–tan trong nước, chịu rất tốt nhiều dung môi hữu cơ (những loại dễ xuyên qua hầu hết loại cao su.
  • PVCor vinyl -polime mềm hóa để làm vải bảo vệ
  • PU/ polyurethane–CS chịu mài mòn, có thể được phủ trên giầy và găng tay.
  • Viton®-DuPont: vật liệu chịu hóa chất cao cấp do Dupont sáng chế.

LỰA CHỌN GĂNG TAY/ VẢI PHÙ HỢP


  1. Mô tả đầy đủ và chính xác quy trình làm việc hàng ngày
  2. Xác định tất cả các hóa chất (cả nồng độ và hợp chất), mối nguy vật lý (va chạm trầy xước, xé, đâm thủng), nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, độ rung…
  3. Nguồn gốc: để xác định xem là nguy hiểm thường xuyên hay thỉnh thoảng…
  4. Vị trí tiếp xúc: Phần nào của cơ thể
  5. Thời gian tiếp xúc: để chọn độ dầy và loại phù hợp
  6. Tác dụng lên da: kiểm tra sựăn mòn da và hậu quảdo hấp thụhóa chất qua da đến sức khỏe đến toàn bộ cơ thể
  7. Các bước rửa/khửđộc: khi thải bỏ hoặc làm sạch sau khi dùng cần đúng cách phù hợp với loại hóa chất, và xem vật liệu cho phép sử dụng bao nhiêu lần
  8. Độ linh động cần thiết của công việc: nếu cần độ chính xác cao trong thao tác thì cần giảm độ dầy của vật liệu phù hợp. Khi cần, có thể chọn loại có vân
  9. Đào tạo: về các mối nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp, hạn chế của PPEs, xử lý tình huống nếu PPEs bị lỗi; Khi nào nên giặt rửa hay thải bỏ PPE
  10. Dị ứng với mủ cao su: Cần biết số lượng người bị dị ứng với mủhay vật liệu của PPE.
  11. Dị ứng mủ cao su tự nhiên có thể thông qua da hay hô hấp
Bước 3. Chọn thương hiệu găng tay phù hợp


         Lựa chọn hàng đầu là găng tay POLROK sản xuất  tiêu chuẩn Châu Âu CE về găng tay bảo hộ lao động. Bạn có biết găng tay phòng sạch Polrok được y á, bác sĩ, dược sĩ sử dụng như một gần như bắt buộc trong công việc. 




Các hãng tương tự là SAFETY JOGGER  thế mạnh về găng cơ khí, lắp ráp hoặc ANSELL chuyên về găng tay công nghiệp và găng tay y tế. Người cùng cũng thường chọn Găng tay bảo vệ 3M – hãng sản xuất thiết bị bảo hộ lao động hàng đầu của Mỹ.












Găng tay TAKUMI xuất xứ hàng đầu Nhật Bản hướng tới tiêu chí An toàn, Thoải mái và Phong cách. Ưu điểm của nhãn hiệu này là vô cùng đa dạng về chủng loại găng tay và phục vụ nhu cầu bảo vệ đôi tay bạn trong mọi ngành nghề lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó TAKUMI vẫn đảm bảo chất lượng do theo sát tiêu chuẩn khắt khe.
Việt Nam hiện nay chưa mạnh về các sản phẩm găng tay bảo hộ lao động mà cung cấp tốt các loại găng tay y tế là chủ yếu. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn một số thương hiệu đáng tin cậy như Vglove.

          Bạn là người thấu hiểu nhất công việc của mình, còn chúng tôi hiểu về những đôi găng tay. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn các loại thêm nhiều loại găng tay chuyên dụng.

CÔNG TY TNHH AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÚ THÀNH

Địa chỉ: 901 Hồng Bàng Phường 9 Quận 6 TP. Hồ Chí Minh
Email: phuthanhsafety@gmail.com 
Skype: bichtran2702
Hotline: 0901 381 113
Zalo: 0904152127




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét