Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

BẢO HỘ NGÀNH HÀN ( WELDING SAFETY )

 Dựa vào tình hình hiện tại, bên cạnh việc dự báo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong một vài năm tới, nếu Việt Nam không nghĩ ra phương pháp đúng lúc và tích cực cũng như cải thiện các điều kiện làm việc để ngăn chặn sự gia tăng của tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, những nguy cơ đó sẽ xảy ra trong phạm vi cả nước, chứ không còn giới hạn trong một doanh nghiệp…”, ông Lee Joon Hea, chuyên gia của Cơ quan An toàn vệ sinh lao động Hàn Quốc (KOSHA) chia sẻ trong chuyến làm việc mới đây tại Việt Nam.



Hiện nay, công nghệ hàn cắt kim loại đang được phát triển rộng rãi đặc biệt trong ngành chế tạo máy, xây dựng cầu đường, các bình chứa công nghiệp.

Vậy Hàn là gì? Hôm nay, Phú Thành sẽ đi sâu vào ngành Hàn, những mối nguy hại xung quanh ngành công nghiệp này cũng như những biện pháp cần tránh, khắc phục hậu quả của nó để lại.



Hàn là phương pháp nối hai hay nhiều chi tiết kim loại thành một mà không thể tháo rời được, bằng cách đun nóng chúng tại vùng tiếp xúc đến trạng thái nóng chảy hay biến dẻo, sau đó dùng áp lực (hoặc không dùng áp lực) ép chi tiết hàn dính chặt với nhau.
 -  Khi hàn nóng chảy, công nghệ hàn làm kim loại bị nóng chảy, sau đó kết tinh lại hoàn toàn, tạo thành mối hàn.
 -  Khi hàn áp lực, kim loại được nung đến trạng thái dẻo, sau đó được ép để tạo nên mối liên kết kim loại và tăng khả năng thẩm thấu, khuyếch tán của các phần tử vật chất giữa hai mặt chi tiết liên kết chặt với nhau tạo thành mối hàn.
Những mối nguy hiểm mà người lao động gặp phải khi hàn kim loại:

1. Mối nguy từ điện

Khi hàn nóng chảy, nguồn điện hàn được sử dụng thường có điện áp không tải Uo = 45 - 80V (dòng một chiều), 55 - 75V (dòng xoay chiều). Riêng với cắt plasma, điện áp này có thể lên đến 180 - 20 V. Vì vậy máy hàn phải bao gồm thiểt bị tự động ngắt dòng hàn trong thời gian không quá 0,5 giây sau khi ngắt hồ quang.




2. Mối nguy từ mảnh vụn kim loại bắn ra

Khi hàn hồ quang, các giọt kim loại nóng chảy bắn tóe có thể có nhiệt độ lên đến 1800 °C, làm cháy thủng quần áo từ bất kỳ loại sợi nào. Để bảo vệ chống lại các giọt bắn tóe như vậy, cần sử dụng quần áo dài bằng vải bạt dày (áo không cho vào trong quần), đeo găng tay da, tạp dề da, đi giày bằng da dày đế cao su.



3. 
Mối nguy từ việc nhiễm khí độc và bụi từ kim loại hàn

Nhiệt độ cao của hồ quang khiến một phần dây hàn, vỏ bọc que hàn và thuốc hàn chuyển sang trạng thái hơi. Các hơi này, khi vào không khí sẽ ngưng tụ và biến thành bụi mù và có thể lan tỏa tới đường hô hấp của thợ hàn. Đây chính là mối nguy hiểm chủ yếu về an toàn lao động đối với nghề thợ hàn. Lượng bụi trong vùng thở của thợ hàn phụ thuộc chủ yếu vào loại quá trình hàn và loại kim loại cơ bản, cũng như vào loại kết cấu. Thành phần hóa học của bụi khói hàn phụ thuộc vào loại quá trình hàn, loại kim loại cơ bản và loại vật liệu hàn. Nguy hiểm nhất đối với sức khỏe thợ hàn là bụi mù mangan vì ngộ độc mangan có thể gây tổn thương lâu dài hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ngộ độc cấp tính hơi kẽm và chì có thể gây nên sốt cao.



Khi Hàn chúng ta phải chú ý đến những đặc điểm sau:
 -  Hồ quang hàn điện: có nhiệt độ cao, bức xạ mạnh; kim loại hàn chảy lỏng bắn toé – dễ gây cháy bỏng da, đau mắt. Vì vậy người lao động cần trang bị kính bảo hộ, mặt nạ hàn... để giảm những nguy cơ trên, nên để những chất có thể dễ gây cháy nổ – những vật dễ bắt lửa cách xa nơi hàn.
 -  Môi trường làm việc của thợ hàn phải thoáng mát, có quạt thông gió. -  Hàn điện và hàn hơi ở các vị trí khó khăn, những nơi kín ( trong đường ống, thùng kín, nơi chật chội, nhà kín, …) phải thông gió tránh trúng độc hơi hàn, có người canh chừng. Vật hàn phải cạo sạch sơn ( nhất là sơn có pha chì) trước khi đem hàn, lau sạch dầu mỡ, cạo sạch tối thiểu 50mm hai bên đường hàn. Nữ công nhân có bệnh tim, phổi không được hàn trong các vùng kín.
 -  Các bình chứa chất dễ cháy nổ phải súc sạch và mở nắp trước khi hàn. Các vật chịu áp lực đang chứa hơi nén, chất lỏng cao áp, … tuyệt đối không được hàn.  
 -  Khi hàn trên cao phải đeo dây an toàn bảo hiểm. Khi cắt các dầm xà, phải buộc chặt phần cắt, tránh để rơi xuống gây tai nạn.

Người lao động cần trang bị những kỹ năng cơ bản nhất về ngành hàn cũng như những trang thiết bị cần thiết nhất khi tham gia công việc hàn. Người lao động cần trang bị những trang thiết bị đạt các yêu cầu sau:
-  Bảo vệ mắt, mặt:  phải đạt tiêu chuẩn ANSI Z87.1968. Theo OSHA  29 CFR 1910.252 thì yêu cầu như sau: "Helmets and hand shields shall protect the face, forehead, neck and ears to a vertical line in back of the ears, from the arc direct radiant energy, and weld splatter."
-  Bảo vệ cơ thể: Theo ANSI Z49.1.88 Hàn và cắt , quần áo bảo hộ thích hợp cho bất kỳ hàn và cắt hoạt động sẽ khác nhau với chất kích thước và vị trí của công việc phải được thực hiện. Quần áo phải cung cấp đầy đủ bảo hiểm và được làm bằng vật liệu phù hợp để giảm thiểu da bỏng do tia lửa, bắn tung tóe hoặc bức xạ. bao gồm tất cả các bộ phận của cơ thể được khuyến khích để bảo vệ chống lại tia cực tím và hồng ngoại đốt đèn flash ray. Nên sử dụng những bộ quần áo tối màu, đơn giản, gọn gàng. Tránh những chất liệu dễ bắt cháy. Nên sử dụng thêm tạp dề da.
-  Bảo vệ tay: Nên mang bao tay da hàn, chịu nhiệt.
-  Bảo vệ chân: Nên mang giày da có mũi thép, đế thép để tránh những thanh sắt có thể rơi xuống chân, đế giày nên làm bằng cao su để cách điện.

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm xin vui lòng truy cập website: http://bienbaolaodong.com/
Hoặc liên hệ Ms.Bích: 0901.381.113 để được tư vấn về sản phẩm nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét